Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểu lầm thường gặp về tiểu đường typ 1 và mang thai

Trước đây, những phụ nữ bị tiểu đường typ 1 được cho là sẽ không bao giờ có con được. Nhưng ngày nay, tất cả mọi người đều biết rằng, họ đều có thể có được thai kỳ khoẻ mạnh như bất cứ người phụ nữ bình thường nào khác. Tuy vậy, cũng vẫn còn rất nhiều hiểu lầm khác quanh bệnh tiểu đường typ 1 và mang thai. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ những hiểu lầm này.

Tiểu đường typ1 khiến việc mang thai trở nên vô cùng khó khăn?

Nếu bạn càng kiểm soát tốt lượng đường huyết, thì khả năng mang thai của bạn càng cao. Phụ nữ bị tiểu đường typ 1 cũng sẽ gặp phải các khó khăn khi mang thai giống như tất cả các phụ nữ bình thường khác. Nhiều người rất dễ hiểu lầm rằng do cơ thể gặp khó khăn trong việc sản xuất insulin nên cũng sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Sự thật là cho dù bạn có bị tiểu đường typ 1 hay không thì bạn cũng vẫn có thể gặp phải các khó khăn khi mang thai tương tự như các phụ nữ bình thường khác. Nếu đường huyết thường xuyên tăng cao và HbA1C trong vòng 3 tháng vừa rồi thường xuyên tăng cao thì việc mang thai của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị tiểu đường typ 1 có tỷ lệ sinh sản giảm hơn một chút, đặc biệt là nếu phụ nữ mắc phải các biến chứng như bệnh võng mạc hoặc thần kinh do tiểu đường. Phụ nữ bị tiểu đường typ 1 thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều và thường bị rụng trứng chậm. Tuy nhiên, tình trạng này thường có liên quan đến tăng đường huyết.

Với những phụ nữ không bị biến chứng và kiểm soát tốt lượng đường huyết, tỷ lệ thụ thai đã được cải thiện đáng kể trong những thập kỷ vừa qua nhờ có các biện pháp kiểm soát tốt hơn.

Bạn chỉ cần kiểm soát đường huyết một chút trong quá trình mang thai?

Lượng đường huyết và HbA1C của bạn trước khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của em bé. Việc kiểm soát đường huyết trong vòng 6 tháng trước khi mang thai có thể có ảnh hưởng rất lớn đến thai nhi vì lượng đường huyết của bạn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Mặc dù không phải tất cả các trường hợp mang thai đều đúng theo kế hoạch, nhưng một trong số những điều tốt nhất mà một người phụ nữ bị tiểu đường typ 1 muốn mang thai có thể làm là dành ít nhất 6 tháng chuẩn bị cho việc mang thai bằng cách duy trì lượng HbA1C dưới 7%. Bằng cách này, khi bạn thụ thai, việc giữ cho lượng đường huyết trong khoảng từ 80-150mg/dL sẽ trở nên đơn giản hơn.

Trong quá trình mang thai, đường huyết của bạn cần phải ở mức hoàn hảo?

Trong suốt quá trình mang thai, việc kiểm soát đường huyết một cách hoàn hảo là gần như không thể. Rõ ràng, nếu đường huyết càng được kiểm soát tốt trong thai kỳ thì bạn và em bé càng khoẻ manh nhưng điều đó không có nghĩa là lúc nào đường huyết cũng phải ở mức hoàn hảo. Có quá nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn, đặc biệt là trong thai kỳ khiến việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn. Nhu cầu insulin của bạn sẽ thay đổi thường xuyên trong quá trình mang thai, do vậy, bạn cần thường xuyên làm việc với bác sĩ để điều chỉnh liều insulin cho phù hợp.

Ngoài ra, với phụ nữ bị tiểu đường typ 1, bạn sẽ không thể ăn mọi thứ mà bạn thèm khi mang thai do vậy, bạn cần học cách kiểm soát và làm thoả mãn cơn thèm ăn của bạn một cách có giới hạn mà không làm tăng lượng HbA1C.

Vì bạn bị tiểu đường nên bạn cần phải sinh mổ?

Có rất nhiều yếu tố sẽ quyết định cách bạn sinh con như thế nào. Sự thật là phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ thai chết lưu cao hơn 5 lần so với những phụ nữ không bị tiểu đường. Tuy nhiên một lưu ý quan trọng là lượng đường huyết, tình trạng hút thuốc lá, bệnh thận liên quan đến tiểu đường cũng là những yếu tố phổ biến gây ra tình trạng thai chết lưu.

Nếu bạn chứng minh được rằng bạn kiểm soát tốt đường huyết trong suốt thai kỳ và không có các yếu tố nguy cơ khác, bạn có thể chờ đến khi chuyển dạ tự nhiên và sinh thường mà không cần sinh mổ.

Và cho dù bạn có bị tiểu đường typ 1 hay không thì cũng không thể dự đoán trước được việc bạn sẽ sinh em bé ra thế nào. Bạn có thể sẽ cần phải sinh mổ vì một lý do không liên quan gì đến tình trạng tiểu đường cả. Hoặc bạn cũng có thể chuyển dạ tự nhiên từ tuần thứ 35 và thậm chí chưa chuẩn bị gì cho cuộc đẻ cả. Điều quan trọng nhất là cả bạn và em bé đều khoẻ mạnh sau khi sinh ra.

Bạn sẽ có em bé “to” hơn do bạn bị tiểu đường?

Bạn hoàn toàn có thể có một em bé “to” mà không liên quan gì đến tình trạng tiểu đường cả. Đây là một hiểu lầm rất phổ biến trong thai kỳ. Em bé sẽ được coi là to hơn trung bình nếu em bé có cân nặng trên 4kg. Đúng là việc có lượng đường huyết cao hơn sẽ khiến bạn nhiều khả năng có thể sinh ra một em bé lớn hơn, kể cả khi mức HbA1C của bạn nằm trong khoảng 5-6%, thì em bé của bạn nhiều khả năng vẫn lớn hơn vì mức đường huyết của bạn vẫn nhỉnh hơn một chút so với những phụ nữ bình thường. Do vậy, đa số phụ nữ mang thai thường sẽ sinh em bé trước 39 tuần. Tuy nhiên, nếu em bé của bạn lớn hơn bình thường và có sức khoẻ tốt, thì cũng không hẳn là do bệnh tiểu dường. Nếu bạn kiểm soát đường huyết tốt và em bé vẫn lớn hơn, thì chỉ đơn giản là em bé đang phát triển khoẻ mạnh.

Bạn sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất sữa vì bị tiểu đường?

Bạn hoàn toàn có thể có đủ sữa cho con bú khi bị tiểu đường. Cũng giống như việc thụ thai, phụ nữ bị tiểu đường typ 1 cũng gặp phải các vấn đề về sữa mẹ tương tự như các phụ nữ thông thường. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không tránh được các vấn đề về sữa mẹ. Đúng là lượng đường huyết có thể làm cản trở việc sản xuất sữa mẹ nhưng đó là khi lượng đường huyết của bạn thường xuyên trên 200mg/dL trong nhiều ngày. Với những phụ nữ bị tiểu đường typ 1 kiểm soát tốt lượng đường huyết, thì hoàn toàn có khả năng có đủ sữa cho em bé.

Một điều cần lưu ý là việc sản xuất sữa sẽ ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn. Sau khi cho con bú, cơ thể đã đốt cháy một lượng lớn calo và do đó, sẽ làm hạ đường huyết của bạn. Do vậy, bạn cần làm việc với bác sỹ để lên kế hoạch điều chỉnh việc sử dụng insulin tác dụng nhanh sau khi cho con bú hoặc ăn một bữa ăn nhẹ chứa 10-15g carbohydrate sau khi cho con bú.

Bạn sẽ di truyền bệnh tiểu đường typ 1 cho em bé?

Có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến nguy cơ bị tiểu đường typ 1 của em bé. Dưới đây là tỷ lệ bị tiểu đường nếu bố mẹ của bé cũng bị tiểu đường:

  • Nếu bạn là nam giới bị tiểu đường typ 1, khả năng di truyền cho con là 1/17
  • Nếu bạn là nam giới bị tiểu đường typ 1, và bạn sinh con trước 25 tuổi, nguy cơ di truyền cho con là 1/25. Nếu em bé sinh ra sau khi bạn 25 tuổi, nguy cơ sẽ là 1/100.
  • Nếu bạn bị tiểu đường typ 1 trước 11 tuổi, thì nguy cơ di truyền cho con sẽ cao gấp đôi so với việc bạn bị tiểu đường vào các thời điểm khác
  • Nếu cả bố và mẹ đều bị tiểu đường, nguy cơ di truyền cho con sẽ là từ 1/10 đến ¼.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nhau thai – những điều bạn cần biết

Bình luận
Tin mới
  • 27/07/2024

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy có tốt hơn ăn dặm truyền thống?

    Chế độ ăn dặm tự chỉ huy (baby-led weaning) ngày càng phổ biến, nhưng chưa có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này ưu việt hơn ăn dặm truyền thông về mặt dinh dưỡng.

  • 27/07/2024

    Mẹo giúp trẻ vượt qua cơn đau khi mọc răng

    Trẻ mọc răng thường xuất hiện một số dấu hiệu như ngứa lợi, quấy khóc, sốt… Cha mẹ quan sát và biết cách giảm đau cho trẻ lúc mọc răng để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

  • 27/07/2024

    Ảo giác và chóng mặt trong bệnh đa xơ cứng

    Bệnh đa xơ cứng (MS) là một bệnh miễn dịch mãn tính ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Một số người có thể bị ảo giác, choáng váng hoặc chóng mặt.

  • 27/07/2024

    9 lời khuyên vàng khi chăm sóc da cho bé

    Trẻ nhỏ có làn da rất mềm mại và mỏng manh. Vì vậy, các bé có thể gặp phải nhiều vấn đề và bệnh lý về da. Cùng tham khảo một vài gợi ý cũng như lời khuyên hữu ích dưới đây để chăm sóc và bảo vệ làn da nhạy cảm của em bé nhà bạn.

  • 26/07/2024

    Hiện tượng co giật cơ có thể là dấu hiệu bạn đang thiếu chất

    Hầu hết mọi người đều trải qua tình trạng co giật cơ ở bắp thịt trên tay, chân, vai, mi mắt, lưng, cơ mặt một vài lần trong đời. Biểu hiện này có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu một số vitamin, khoáng chất thiết yếu.

  • 26/07/2024

    Cách làm màu thực phẩm tự nhiên

    Màu thực phẩm tự nhiên là một cách tuyệt vời để thêm màu sắc vào công thức nấu ăn bằng cách sử dụng các nguyên liệu đã có sẵn trong tủ đựng thức ăn, giá đựng gia vị hoặc rau củ trong nhà. Màu thực phẩm tự nhiên được coi là sự thay thế lành mạnh hơn cho màu thực phẩm nhân tạo vì nó có nguồn gốc từ thực vật hoặc động vật và không chứa các hóa chất độc hại mà màu nhân tạo có thể có.

  • 26/07/2024

    6 bài tập cải thiện cơ bắp toàn thân không cần dụng cụ

    Sử dụng chính trọng lượng cơ thể mình, bạn có thể rèn luyện cơ bắp toàn thân với 6 bài tập thể dục không cần có thêm dụng cụ hỗ trợ.

  • 26/07/2024

    Tổng kết Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà"

    Khóa đào tạo "Chăm sóc và theo dõi sức khỏe cơ bản tại nhà" do Trung tâm Đào tạo Y học ứng dụng - Viện Y học ứng dụng Việt Nam phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Vesta-B Việt Nam tổ chức từ ngày 12 - 13/6/ đã kết thúc tốt đẹp

Xem thêm