Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhìn mờ trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, bạn có thể gặp phải các tình trạng như ốm nghén, đau lưng, táo bón và phù chân. Tuy nhiên, có một vấn đề rất phổ biến cũng ảnh hưởng nhiều đến các bà mẹ trong thời gian này chính là những ảnh hưởng đến thị lực.

Ảnh hưởng nổi bật nhất đến thị lực trong giai đoạn thai kỳ là nhìn mờ. Nhìn mờ trong thai kỳ gặp ở khá nhiều các bà mẹ, và thậm chí nó còn có thể kéo dài tới giai đoạn sau sinh.

Điều gì gây ra tình trạng nhìn mờ trong giai đoạn thai kỳ?

Chúng ta đều biết rằng các hormone trong thai kỳ ảnh hưởng đến cơ thể mạnh như thế nào. Chúng điều phối và có thể làm thay đổi các trạng thái của bạn, gây tình trạng phổ biến như ốm nghén hay chán ăn. Đối với nhìn mờ, nguyên nhân cũng là tương tự. Nếu bạn gặp phải tình trạng phù chân, đôi khi bạn sẽ cảm thấy nặng mí mắt. Lý do là nước được tích tụ lại ở khoảng gian bào, và ở những nơi có vùng mô lỏng lẻo như vùng hố mắt, nước có thể tích đọng và gây cảm giác nặng. Việc giữ nước trong vùng hố mắt có thể làm tăng áp lực nhãn cầu và làm cho giác mạc của bạn dày hơn, kéo theo tình trạng mờ mắt. Đồng thời, quá trình thay đổi nội tiết tố cũng làm cho mắt bạn giảm tiết nước mắt, khiến mắt khô và cũng có thể gây nên nhìn mờ.

Tình trạng nhìn mờ có thể khiến bạn trở nên lo lắng, nhưng hãy yên tâm, nhìn mờ trong giai đoạn thai kỳ thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng nhìn mờ cũng có thể do các căng thẳng thần kinh, nhưng nó thường không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Làm cách nào để xử lý tình trạng này?

Nhìn mờ trong giai đoạn thai kỳ thường là phổ biến, và bạn nên an tâm rằng mắt sẽ sáng trở lại sau khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, thị lực của bạn có thể bị thay đổi hoàn toàn và sau khi sinh em bé, bạn có thể phải sử dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ cho mắt.

Theo các chuyên gia, các bà mẹ được khuyến nghị nên chờ đợi từ 6 đến 9 tháng sau sinh để chắc chắn thị lực của mình quay trở về mức ban đầu một cách hoàn toàn. Nhiều khả năng thị lực sẽ hồi phục dần dần trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể làm một số cách như:

1. Bỏ kính áp tròng

Khi bạn đeo kính áp tròng, bạn có thể nhận ra tình trạng nhìn mờ càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do là sự thay đổi hormone có thể khiến thay đổi phần giác mạc và làm cho kính áp tròng trở nên không vừa với mắt. Bạn có thể thay thế kính áp tròng bằng kính mắt thông thường để hỗ trợ thị lực cho mắt.

2. Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi

Tình trạng nhìn mờ có thể trở nên tồi tệ hơn nữa nếu mắt bạn đang trong trạng thái mệt mỏi. Nếu bạn phải làm việc nhiều với màn hình máy tính, bạn nên dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi xen kẽ để cho mắt được thư giãn. Nhìn ra xa, giảm độ sáng màn hình và dành 2 phút cho mỗi 1 giờ làm việc.

Một giấc ngủ tốt vào buổi tối cũng là vô cùng quan trọng. Nghỉ ngơi sẽ giúp mắt bạn hồi phục và khỏe mạnh, tránh tình trạng nhìn mờ.

3. Dùng thuốc nhỏ mắt

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng nước mắt nhân tạo hay các loại thuốc nhỏ mắt giúp dưỡng mắt. Việc làm ẩm cho mắt cũng giúp điều chỉnh thị lực, giảm tình trạng nhìn mờ nhất là khi sự thay đổi hormone làm giảm quá trình tái sản xuất nước mắt.

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng nếu dùng nước mắt nhân tạo không mang lại hiệu quả. Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn sử dụng các thuốc nhỏ mắt giúp bôi trơn mắt.

4. Không nên đeo kính ngay lập tức?

Thật vậy. Tình trạng nhìn mờ của mắt có thể sớm chấm dứt, do vậy bạn không nên tìm mua kính thuốc và sử dụng ngay khi phát hiện. Thậm chí cho dù biện pháp này có thể giúp mắt bạn đạt thị lực tốt như ban đầu, nhưng chúng vẫn quá mạnh và có thể khiến mắt bạn mất nhiều thời gian cũng như khó khăn hơn để hồi phục sau khi sinh.

Một số vấn đề về mắt khác thường gặp

 Nhìn mờ không phải là vấn đề duy nhất gặp phải trong giai đoạn này. Bạn có thể gặp phải một số vấn đề khác như đau mắt,…

Mang thai là một quá trình gian khổ, và nó có thể làm yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn. Ngoài ra, thị lực ngoại vi của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

Một vấn đề cũng hay gặp phải ở những bà mẹ mang thai là tình trạng thâm quanh mắt. Điều này cũng có thể đổ lỗi cho sự thay đổi của hormone, dẫn đến vùng da quanh mắt bị thay đổi màu sắc.

Những thay đổi trong thời kỳ này có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, nhưng bạn nên yên tâm vì chúng sẽ không ảnh hưởng đến thị lực sau này của bạn. Hầu hết các trường hợp đều hồi phục trở lại bình thường sau vài tuần sau sinh. Nếu các vấn đề này kéo dài hơn nữa, hay đến gặp bác sĩ.

Tổng kết

Hormone trong thời gian thai kỳ có thể làm thay đổi cơ thể bạn rất nhiều. Có những thay đổi mà bạn mong đợi như cảm xúc, tình trạng nghén ban đầu hay tăng cân, nhưng cũng có những thay đổi mà bạn không hề mong muốn như thay đổi thị lực, nhìn mờ.

Bạn không nên quá lo lắng về tình trạng nhìn mờ trong thai kỳ, vì đây là một vấn đề khá phổ biến và thường không quá lo ngại. Nếu có bất cứ dấu hiệu gì lo ngại, bạn nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn, cũng như phát hiện các vấn đề sớm nhất có thể. Điều quan trọng là trong thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để mắt điều tiết hợp lý, và có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo hay thuốc nhỏ mắt để duy trì sức khỏe cho mắt.

Tham khảo thêm thông tin tại: Cải thiện thị lực sau sinh

Bình luận
Tin mới
  • 28/09/2023

    Những nguyên tắc phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

    Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.

  • 28/09/2023

    Mức khuyến nghị đường huyết dành cho các đối tượng

    Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.

  • 28/09/2023

    Các nguồn bổ sung vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.

  • 28/09/2023

    Dinh dưỡng ngừa còi xương cho trẻ

    Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.

  • 28/09/2023

    Đau mắt đỏ lây nhanh ở trẻ mầm non, tiểu học, cách giúp bé tránh mắc bệnh nhiều lần

    Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.

  • 28/09/2023

    Trị liệu giác hơi là gì?

    Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây

  • 28/09/2023

    Còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, cách phòng và điều trị

    Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.

  • 28/09/2023

    Bổ sung canxi đúng cách phòng chống còi xương, loãng xương

    Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Xem thêm