Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mang thai vào mùa Đông, bà bầu cần lưu ý gì?

Thời tiết lạnh khô của mùa Đông ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Đừng vội lo lắng, hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bà bầu vượt qua mùa đông an toàn để mẹ tròn, con vuông.

Thời tiết lạnh khô của mùa Đông ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Đừng vội lo lắng, hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bà bầu vượt qua mùa đông an toàn để mẹ tròn, con vuông.

Mang thai vào mùa Đông, bà bầu cần lưu ý gì?

Vào mùa Đông, phụ nữ mang thai cần đề phòng bệnh đường hô hấp như ho, cảm cúm

Uống nhiều nước

Không khí khô hanh của mùa Thu và Đông có thể khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Trong khi đó, bà bầu cần uống lượng nước nhiều hơn bình thường để đảm bảo mức nước ối nuôi dưỡng thai nhi.

Phụ nữ mang thai được khuyến nghị uống 2 – 2,3l nước mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung nước dừa, nước ép hoa quả vào chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng không thể thay thế việc uống nước ấm.

Mặc đủ ấm

Phụ nữ mang thai có thân nhiệt cao và cảm thấy ấm áp hơn người bình thường. Tuy nhiên, bà bầu không nên chủ quan hay ăn mặc phong phanh trong thời tiết lạnh. Cơ thể Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với nhiệt độ và gió lạnh, dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho, cảm lạnh.

Bà bầu nên phối đồ theo các lớp, chọn trang phục ôm dáng và ấm áp

Vào mùa đông, bà bầu nên mặc nhiều lớp quần áo có khả năng giữ nhiệt để có thể dễ dàng cởi bớt khi cần. Bạn có thể quàng thêm khăn để giúp giữ ấm vùng cổ. Khi ra ngoài trời, một chiếc áo khoác dài, có thể kéo khóa (đóng cúc) để che được phần bụng của người mẹ là lựa chọn lý tưởng.

Tiêm phòng cúm

Phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng dễ gặp biến chứng bệnh cúm nguy hiểm. Đồng thời, khi bị cúm, bạn cũng có nguy cơ gặp phải các biến chứng thai kỳ như chuyển dạ sớm và sinh non.

Bà bầu có thể tiêm phòng cúm vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ. Khi bạn thực hiện tiêm phòng cúm khi mang thai, các kháng thể được tạo ra trong cơ thể của mẹ sẽ được truyền sang thai nhi. Những kháng thể này sẽ bảo vệ em bé khỏi bệnh cúm cho đến 6 tháng tuổi, khi trẻ có thể chủng ngừa cúm lần đầu tiên.

Tích cực vận động trong nhà

Cơ thể phụ nữ mang thai khó thích ứng với chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường trong phòng kín và ngoài trời. Do đó, bà bầu nên hạn chế ra ngoài vào mùa đông, đặc biệt trong thời tiết lạnh kèm theo mưa hoặc gió lớn.

Khi không thể ra ngoài thường xuyên, bà bầu vẫn nên tích cực vận động thể chất để cải thiện hệ miễn dịch và sức khỏe. Các bài tập tại nhà như yoga cho bà bầu còn đem lại hiệu quả thư giãn và hỗ trợ quá trình sinh nở.

Dưỡng ẩm cho da

Dưỡng da mùa đông giúp hạn chế tình trạng làn da nứt nẻ ở bà bầu

Những thay đổi về nội tiết trong suốt thai kỳ gây ảnh hưởng lớn đến làn da của phụ nữ. Vào mùa đông, da dễ bị mất độ ẩm, trở nên khô ráp và nứt nẻ. Bà bầu nên sử dụng nước tắm có độ ấm vừa phải (không quá nóng) và dưỡng ẩm cho da sau khi tắm. Khuỷu tay, bàn tay, bụng và ngực là những vùng da cần được chăm sóc trong quá trình mang thai.

Thêm rau củ quả vào chế độ ăn dành cho bà bầu

Bà bầu không nên tự ý sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng bổ sung vitamin khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Để tăng cường hệ miễn dịch trong mùa đông, Phụ nữ có thai cần bổ sung nhiều hoa quả, rau củ tươi vào chế độ dinh dưỡng.

Trái cây giàu chất chống oxy hóa như hoa quả họ cam chanh, kiwi và lựu giúp bà bầu chống chọi tốt hơn với các bệnh do thời tiết. Đặc biệt, nguồn vitamin C dồi dào trong nhóm thực phẩm này giúp làn da của bà bầu tràn đầy sức sống hơn trong mùa đông.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 4 loại vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai

Quỳnh Trang H+ (Theo Firstcry) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

  • 28/03/2025

    3 nhóm người nên hạn chế ăn chanh

    Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?

Xem thêm