Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Táo bón ở Phụ nữ mang thai – mối liên quan đến mì ăn liền

Táo bón là tình trạng gây đau bụng, cảm giác khó chịu, khó khăn và bất thường về tần suất đi ngoài. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai. Theo ước tính, có tới 50% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng táo bón trong 1 thời điểm của thai kỳ.

Tại sao lại xảy ra táo bón khi mang thai?

Ở người bình thường, một số nguyên nhân có thể dẫn đến táo bón bao gồm tình trạng lo lắng, căng thẳng, sự hạn chế vận động và khẩu phần ăn thiếu chất xơ. Đối với các bà mẹ mang thai, còn thêm một số nguyên nhân đặc biệt có thể kéo theo tình trạng này, bao gồm:

  1. Chế độ ăn uống

Đối với các bà mẹ mang thai, chế độ ăn uống cần bổ sung thêm nhiều chất, tăng cả về số lượng và chất lượng. Điều này đôi khi khiến các bà mẹ tập trung vào bổ sung các chất dinh dưỡng khác mà không để ý đến chất xơ, dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ. Chất xơ giúp tăng nhu động của ruột, tăng kích thước khối phân, giúp phân dễ di chuyển và mềm hơn, đào thải ra ngoài dễ hơn. Ngoài ra, việc các bà mẹ uống không đủ nước cũng có thể gây táo bón, khi nhu cầu nước trong thời gian này cao hơn so với bình thường.

  1. Tinh thần, cảm xúc

Trong thời gian mang thai, người mẹ còn gặp nhiều sự thay đổi về mặt cảm xúc như lo âu, hồi hộp. Đôi khi, tình trạng căng thẳng quá mức có thể kéo theo những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, trong đó có táo bón. Căng thẳng thần kinh có thể gặp trong giai đoạn này khi cơ thể xảy ra nhiều sự biến đổi, từ hormone tới tinh thần bản thân khi chuẩn bị cho sự kiện trọng đại mới này.

  1. Thay đổi hormone

Tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai còn có thể xảy ra do sự thay đổi hormone trong hệ nội tiết cơ thể, khiến giãn và giảm hoạt động của các nhu động ruột. Đồng thời, áp lực chèn ép của vùng tử cung lên cơ quan tiêu hóa cũng khiến thức ăn bị ngưng trệ hoặc di chuyển chậm.

  1. Sử dụng thực phẩm bổ sung

Đôi khi, việc sử dụng thực phẩm bổ sung sắt cũng có thể gây ra tình trạng táo bón. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên phụ nữ mang thai nên sử dụng các thực phẩm giàu sắt, cũng như bổ sung sắt ở liều vừa phải, chậm rãi và đều đặn. Tránh tình trạng bổ sung đột ngột có thể kéo theo nhiều tác hại trong đó có táo bón.

Đồng thời, việc sử dụng các loại thực phẩm cần khắt khe và cẩn thận hơn, vì chúng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi. Những thực phẩm tiêu cực như rượu bia, chất kích thích như cà phê, nước chè… không nên sử dụng trong thời gian này. Thay vào đó, phụ nữ mang thai nên ưu tiên các thực phẩm lành mạnh, tự nhiên như rau củ quả, trái cây tươi, hoa quả chín.

Phụ nữ mang thai có ăn mì ăn liền được không?

Một số thực phẩm ăn nhanh yêu thích như mì ăn liền vẫn có thể được sử dụng, nếu biết sử dụng đúng cách. Theo quan niệm của nhiều người, ăn mì ăn liền gây nên nhiều tiêu cực cho sức khỏe như nóng, nổi mụn, khó tiêu, và có thể gây táo bón. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây khó tiêu hay táo bón như nhiều người vẫn nghĩ.

Nếu xét về năng lượng - số kcal do một gói mì ăn liền cung cấp, khoảng 300-400kcal thì cũng chỉ tương đương với số kcal có được khi ăn một bát bún cá, và còn thiếu 100kcal nữa mới bằng số kcal do một suất bún chả cung cấp.

Đồng thời, lượng chất béo có trong các loại mì ăn liền thông dụng thường vào khoảng 10-11g, tương đương với lượng chất béo có trong một bát bún cá hay một suất bún chả ăn hàng ngày. Lượng chất béo này chỉ chiếm 16 - 17% so với nhu cầu chất béo cần trong 1 ngày và cũng chưa đủ cơ sở để có thể khẳng định được rằng mì ăn liền do chứa nhiều chất béo nên gây ra cảm giác đầy bụng.

Và khi sử dụng mì ăn liền nên kết hợp với thịt, trứng, các loại rau xanh, nấm, để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, cung cấp đủ chất xơ cho cơ thể, không gây táo bón.

Điều gì cần lưu ý khi ăn?

Ăn gì trong giai đoạn này là một điều cần quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn này, bà mẹ cần cung cấp đủ chất xơ thông qua các thực phẩm lành mạnh như rau củ, ngũ cốc ăn sáng, bột ngũ cốc, hay các loại hoa quả. Theo các khuyến cáo, cần cung cấp 25 – 30 gam chất xơ trong 1 ngày để đảm bảo nhu cầu và dự phòng tránh tình trạng táo bón.

Uống nhiều nước là điều cần lưu ý đặc biệt. Khi tăng cường chất xơ trong cơ thể, lượng nước cần đưa vào cũng cần tăng lên để tương xứng. Bạn nên uống đủ trên 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo nhu cầu cho cơ thể.

Bạn cũng nên đưa ra cho bản thân một chế độ vận động và tập thể dục hợp lý, tránh tình trạng không vận động quá lâu. Điều này rất có ích cho dự phòng táo bón. Đi bộ, bơi nhẹ nhàng hay những bài tập yoga phù hợp sẽ là sự lựa chọn vô cùng thích hợp.

Hãy tham khảo ý kiến bác sỹ khi sử dụng các loại thuốc bổ trợ trong thời gian này, đặc biệt là bổ sung sắt. Bổ sung sắt là cần thiết và quan trọng, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ và tuân thủ theo hướng dẫn.

Lời kết

Táo bón rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, và chúng có thể gây ra nhiều phiền toái cho bạn trong giai đoạn này. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến táo bón như chế độ ăn uống, vận động, tinh thần hay sử dụng các thuốc bổ sung. Các chuyên gia khuyến khích nên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, sử dụng nhiều rau củ, hoa quả chín và tránh các thực phẩm nhanh, thực phẩm công nghiệp. Việc sử dụng đồ ăn cân bằng và giá trị phụ thuộc vào cách lựa chọn, cách chế biến và hình thức sử dụng nên bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia để có những quyết định đúng đắn nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hậu quả và giải pháp cải thiện tình trạng khó tiêu

 

TS.BS. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 26/10/2024

    Thời điểm uống nước rất tốt cho thận, làm sạch đường ruột

    Uống nước khi bụng đói vào buổi sáng là một thói quen đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

  • 26/10/2024

    Bổ sung magne để có giấc ngủ ngon

    Thực phẩm chức năng chứa magne được chứng minh đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có công dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • 26/10/2024

    Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở người lớn

    Khi bạn già đi, bạn có thể nghĩ rằng mình đã qua độ tuổi bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì. Mặc dù sự thay đổi nội tiết tố trong tuổi dậy thì là nguyên nhân phổ biến gây ra mụn trứng cá ở khoảng 80% trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên gặp phải tình trạng này nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất có thể gây ra mụn trứng cá. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu về 10 nguyên nhân đáng ngạc nhiên gây ra mụn trứng cá ở người trưởng thành và cách loại bỏ những nốt mụn đó.

  • 25/10/2024

    Bổ sung kết hợp vitamin D3 và vitamin K2 cho trẻ em: Nên hay không?

    Trẻ cao lớn khỏe mạnh là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Vitamin D3 và vitamin K2, với vai trò quan trọng trong chuyển hóa canxi và nhiều chức năng sinh lý khác, đang ngày càng được quan tâm như một giải pháp chống còi xương, giúp trẻ cao lớn.

  • 25/10/2024

    Thực hiện 5 thay đổi này để trường thọ

    Theo các nhà nghiên cứu hàng đầu về tuổi thọ, có những cách tiếp cận đơn giản, những thay đổi dễ dàng thực hiện để có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ

  • 24/10/2024

    10 lợi ích sức khỏe bất ngờ của quả su su

    Quả su su có lượng calo thấp nhưng chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp nó trở thành một thành phần bổ sung lành mạnh cho hầu hết mọi chế độ ăn uống.

  • 24/10/2024

    Hiểu đúng về vitamin K2 để có hệ xương vững chắc và tim mạch khỏe mạnh

    Không giống như vitamin A hay C được nhiều người biết đến, vitamin K2 chưa thực sự phổ biến và được nhiều người biết đến. Tuy vậy, đây lại là vi chất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.

  • 24/10/2024

    Những thực phẩm hại thận nhiều người không biết

    Duy trì lối sống năng động, có ý thức về sức khỏe là điều tốt nhất bạn có thể làm để đảm bảo thận luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm gây hại thận có thể bạn không biết.

Xem thêm