Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Táo bón khi mang thai

Bị táo bón khi mang thai là điều rất khó chịu, vậy chúng ta có thể làm gì?

Táo bón là một triệu chứng phổ biến trong thai kỳ với khoảng 40% phụ nữ bị ảnh hưởng. Tình trạng này là do sự giãn cơ trơn của ruột khi hormone progesterone tăng lên gây ra. Để khắc phục, phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống và duy trì thói quen đại tiện đều đặn để tránh những khó chịu không cần thiết.

Táo bón trong thai kỳ

Khi mang thai, cơ thể sản xuất nhiều hormone nữ hơn bình thường. Nhiệm vụ của các hormone này là đảm bảo thai kỳ phát triển bình thường. Nhưng chúng cũng tự động làm chậm nhu động ruột của người phụ nữ.

Một trong những hormone này, được gọi là progesterone, có tác dụng giãn cơ. Thành ruột cấu tạo bởi cơ trơn cũng sẽ bị giãn, do đó khả năng di chuyển thức ăn và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể cũng sẽ bị chậm lại.

Phụ nữ mang thai nên đảm bảo chế độ ăn uống giàu chất xơ và uống nhiều nước. Đó là cách tốt nhất để đảm bảo hoạt động bình thường của đường ruột.

Triệu chứng của táo bón thai kỳ:

Bạn có thể gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng sau đây:

  • Hơn bốn ngày mới đại tiện một lần,
  • Phân rắn, khó đi,
  • Đại tiện không hết phân,
  • Nếu phân rất cứng, có thể gây chảy máu từ trực tràng,
  • Táo bón cũng có thể là một nguyên nhân gây đau bụng dưới.
  • Trong trường hợp rất nặng, ruột bị táo bón có thể dẫn đến khó sinh nở.

Hiếm khi, những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng khác. Luôn luôn tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nếu bạn lo lắng.

Những gợi ý sau đây rất hữu ích trong việc duy trì thói quen đi tiêu đều đặn:

  • Ăn đủ chất xơ
  • Uống đủ nước
  • Tập thể dục

Nếu những biện pháp này không có ích hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn về thuốc nhuận tràng.

Thực phẩm giàu chất xơ:

Chất xơ rất quan trọng trong việc thúc đẩy nhu động ruột. Chất xơ cũng giúp hấp thụ chất lỏng và vẫn đảm bảo phân không bị khô mà vẫn mềm. Các loại thực phẩm sau đây chứa nhiều chất xơ. Nên ăn khoảng 5 đơn vị rau quả ( mỗi đơn vị bằng nắm tay) nhiều loại thực phẩm này mỗi ngày:

  • Trái cây
  • Rau
  • Bánh mì nguyên hạt
  • Ngũ cốc ăn sáng

Nước

Nếu không có đủ chất lỏng trong chế độ ăn, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại, ruột không thể thực hiện công việc của mình và phân sẽ trở nên cứng và khó đào thải.

Không có quy tắc cụ thể, nhưng bạn nên uống ít nhất sáu cốc nước( khoảng 2 lít) mỗi ngày.

Uống bao nhiêu nước tùy thích. Bạn có thể uống thêm trà, một ít cà phê hoặc một ít nước ép trái cây.

Để đảm bảo rằng ruột hoạt động tốt nhất có thể, cần phải giữ cho phân mềm.

Tập thể dục:

Tập thể dục nhẹ nhàng kích thích ruột, dẫn đến cải thiện tiêu hóa. Khi mang thai, đi bộ hoặc bơi lội khoảng 20 đến 30 phút, ba lần một tuần sẽ giúp tiêu hóa. Hoạt động cũng sẽ tăng cường sức khỏe và thể lực nói chung. Lười vận đông, ngồi lâu sẽ làm tăng khả năng táo bón.

Điều trị táo bón thai kỳ:

Có rất ít thông tin dịch tễ học được công bố về những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng thường được sử dụng trong thai kỳ.

Điều trị ban đầu táo bón trong thai kỳ nên được áp dụng thay đổi lối sống, chẳng hạn như tập thể dục, các biện pháp ăn kiêng và tăng lượng nước uống.

Nếu không hiệu quả có thể xem xét thuốc nhuận tràng tạo khối như ispaghula, sterculia hoặc cám lúa mì. Lactulose, bisacodyl và senna cũng có thể được xem xét nhưng hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng.

Khuyến cáo điều trị táo bón từng bước:

Thay đổi lối sống:

  • Tăng chất xơ.
  • Tăng chất lỏng.
  • Tăng cường tập thể dục.

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc nhuận tràng tạo khối.
  •  Lactulose.
  • Thuốc đạn Glycerin.
  •  Bisacodyl.
  •  Senna.
  •  D Focusate natri - liều thấp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai

 

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm