Tầm quan trọng của enzymes tiêu hóa và Probiotics
Emzymes tiêu hóa và Probiotics đều là những thành phần quan trọng, không thể thiếu đối với hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Enzymes tiêu hóa ( bao gồm 5 enzymes Protease, Amylase, Lactase, Cellulase, Lipase) là những chất xúc tác sinh học có bản chất là protein. Chúng có nhiệm vụ phân giải các thức ăn thành các chất dinh dưỡng có kích thước rất nhỏ ở dạng nhũ tương để nhung mao ruột có thể dễ dàng hấp thu vào máu, làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói, thèm ăn, không còn cảm giác khó chịu do đầy hơi, chướng bụng, thức ăn không tiêu.
Probiotics chính là các chế phẩm vi sinh chứa các loại vi khuẩn lành tính được đưa vào ruột để bù đắp, lập lại sự cân bằng, giúp ổn định môi trường trong ruột, góp phần tích cực vào quá trình chuyển hóa dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Cơ thể con người không tự sản sinh ra các men vi sinh mà cần phải bổ sung từ bên ngoài qua đường ăn uống khi bị thiếu.
Tại sao nên bổ sung cả Enzymes tiêu hóa và Probiotics?
Có không ít phụ huynh cho rằng, để khắc phục chứng biếng ăn và rối loạn tiêu hóa (RLTH) ở trẻ thì chỉ cần bổ sung hoặc Enzymes hoặc Probiotics là đủ. Tuy nhiên, để tạo nên tác dụng toàn diện và vượt trội thì cần bổ sung cả Enzymes và Probiotics bởi giữa chúng có mối quan hệ mật thiết, tương hỗ.
Enzyme sẽ giúp thức ăn được cắt nhỏ và phân rã thành dạng nhũ tương để nhung mao ruột hấp thu vào máu. Probiotics giúp đường ruột khỏe mạnh và khi đường ruột khỏe mạnh thì đương nhiên việc hấp thu diễn ra suôn sẻ hơn. Nếu thiếu enzyme, thức ăn không được tiêu hóa, thành ruột không hấp thu được, thức ăn sẽ ứ đọng trong ruột, lâu ngày sẽ sinh ra các chất độc tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong ruột. Hoặc ngược lại, khi đường ruột mất cân bằng sinh học, thiếu các chủng vi khuẩn có lợi, cũng gây nên hiện tượng giảm tiết một số loại enzyme gây cản trở tiêu hóa…
Điều lưu ý khi bổ sung Enzymes và Probiotics thì cần có liều lượng phù hợp giữa 2 loại này để tạo sự cân bằng trong quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó, các bà mẹ nên lựa chọn sản phẩm mà trong đó có chứa cả Enzymes và Probiotics để đem đến hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Ví dụ như Olymdiges là sản phẩm có chứa 5 Enzymes và 5 chủng Probiotics với hàm lượng phù hợp.
Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.
Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...
Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!
Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.
Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.
Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!
Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.