Có 3 giai đoạn trẻ dễ bị táo bón:
- Trẻ mới bắt đầu ăn dặm
- Trẻ mới biết đi (khi trẻ mới bắt đầu được dạy đi vệ sinh)
- Trẻ mới bắt đầu đi học
Là cha mẹ, bạn nên chú ý đến những mốc thời gian này để phát hiện tình trạng táo bón của con. Nếu cha mẹ để ý hơn một chút đến những bất thường của con trong mỗi lần đi đại tiện thì có thể phát hiện sớm tình trạng táo bón. Con bạn có thể bị táo bón nếu bé có bất kỳ các triệu chứng dưới đây:
- Trẻ bị đau bụng
- Trẻ đi đại tiện ít hơn ba lần mỗi tuần đối với trẻ em
- Trẻ phải gắng sức mỗi lần đi đại tiện
- Phân khô, cứng
- Trẻ bị són phân
Nguyên nhân nào khiến trẻ dễ bị táo bón?
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, trong số đó những nguyên nhân phổ biến nhất là:
- Nhịn đi vệ sinh: Bé có thể nhịn đi đại tiện vì bận chơi hoặc không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh ở trường.
- Chế độ ăn ít chất xơ: Chất xơ giúp kích thích nhu động ruột và làm tăng khối lượng phân. Nếu trẻ ăn không đủ trái cây và ngũ cốc thì chúng có thể bị táo bón.
- Trẻ không uống đủ nước
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây táo bón ở trẻ.
Cha mẹ nên làm gì để giảm táo bón cho con?
Để giảm táo bón cho con, bạn có thể thử áp dụng một số biện pháp tự nhiên dưới đây:
- Hãy chắc chắn rằng con bạn uống đủ nước mỗi ngày
- Thêm chất xơ vào chế độ ăn của trẻ: Bạn có thể bổ sung chất xơ cho trẻ thông qua các loại trái cây, rau củ quả, ngũ cốc.
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nhanh và đồ ăn vặt vì chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của trẻ.
- Tập cho trẻ thói quen đi ngoài đều đặn: Bạn nên tập cho con thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày. Sau bữa ăn là thời gian tốt để bạn tập cho bé đi vệ sinh.
Sử dụng các sản phẩm được bổ sung men vi sinh và chất xơ: Đối với những trường hợp cha mẹ bổ sung chất xơ cho con nhưng tình trạng táo bón của con chưa cải thiện và hay tái đi tái lại thì cha mẹ cần xem lại xem hàm lượng chất xơ đưa vào từ thực phẩm đã đủ chưa.
Khi trẻ bị táo bón thường có xu hướng chướng bụng, đầy hơi và biếng ăn nên việc bố mẹ ép ăn hàm lượng chất xơ cao từ rau củ quả để đạt được hiệu quả sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện khiến việc tiêu hóa, hấp thu thức ăn cũng kém hơn nên thường bị táo bón và hay bị tái đi tái lại. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể tham khảo các sản phẩm bổ sung men vi sinh và chất xơ.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Tại sao trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị táo bón?
Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ tuổi mãn kinh không chỉ dẫn đến các triệu chứng được nhiều người biết đến như bốc hoả, thay đổi tâm trạng,…mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe xương, tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
Xu hướng dậy thì sớm ngày càng gia tăng. Một số ít có thể là biểu hiện của bệnh lý, cần được điều trị đặc biệt.
Một nghiên cứu mới cho thấy, ngay cả khi bạn hút thuốc lá điện tử không chứa nicotine vẫn có tác động tiêu cực đến lưu lượng máu của cơ thể.
Khi bạn già đi, làn da cũng như các cơ quan khác sẽ bị lão hóa như một lẽ tự nhiên. Hãy cùng nhau tìm hiểu những điều xảy ra với làn da khi già đi qua bài viết dưới đây.
Tiêu hóa là một chức năng vô cùng quan trọng đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể trong mọi giai đoạn, đặc biệt là năm đầu tiên của cuộc đời.
Tự ý cho trẻ dùng thuốc kháng sinh khi trẻ gặp triệu chứng ho, sốt do viêm phế quản là sai lầm các bậc phụ huynh cần tránh.
Nước ta tuy là nước có khí hậu nhiệt đới, có nhiều ánh sáng mặt trời nhưng còi xương vẫn là một bệnh khá phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ ăn chưa đúng cũng là một nguyên nhân khiến trẻ còi xương.
Chế độ ăn uống trong suốt thai kỳ là yếu tố quan trọng với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để đảm bảo an toàn cho con, bà bầu nên hạn chế, kiêng ăn những thực phẩm, đồ uống có nguy cơ ngộ độc cao, gây hại cho sức khỏe.