Vitamin nào giúp tăng cường sức đề kháng?
Thời gian gần đây, dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp mặc dù phần đông dân số đã được tiêm vacxin, cũng chính vì vậy mà việc sử dụng thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng là biện pháp được nhiều người quan tâm, lựa chọn. Một số vitamin giúp tăng cường sức đề kháng thường được sử dụng như:
Vitamin A
Vitamin A ảnh hưởng đến hoạt động của các tuyến ngoại tiết, hàng rào miễn dịch đầu tiên của cơ thể. Do đó, nếu thiếu vitamin A, các tuyến ngoại tiết giảm hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và virus xâm nhập.
Thiếu vitamin A tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập.
(Ảnh minh họa)
Vitamin E
Với khả năng chống oxy hóa mạnh và chống nhiễm trùng, vitamin E tham gia vào việc điều chỉnh và duy trì chức năng của hệ miễn dịch. Nhờ đó, bảo vệ tế bào khỏi nhiễm khuẩn.
Vitamin C
Vitamin C giúp tăng cường miễn dịch nhờ khả năng chống lại sự oxy hóa từ môi trường. Vitamin này tham gia vào các tế bào thực bào để tạo ra các phản ứng oxy hóa và cuối cùng là tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Vitamin D
Cơ chế nâng cao hệ miễn dịch của vitamin D được chứng minh thông qua khả năng cải thiện các hoạt động của tế bào lympho T. Qua đó, kích hoạt tế bào lympho B và toàn bộ hệ miễn dịch. Nhờ đó, sức đề kháng được tăng cường để chống lại bệnh tật.
Vitamin D giúp gia tăng sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
(Ảnh minh họa)
Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B mà quan trọng hơn cả là B9 và B6 đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Nếu thiếu B9, sự tổng hợp các tế bào tham gia vào cơ chế miễn dịch sẽ bị giảm đi. Trong trường hợp thiếu B6, các chức năng miễn dịch như miễn dịch dịch thể và trung gian tế bào đều bị làm chậm lại.
7 lưu ý khi sử dụng vitamin an toàn và hiệu quả
Với những công dụng trên, việc sử dụng vitamin để tăng sức đề kháng trở nên phổ biến cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng vitamin, người dùng vẫn cần quan tâm tới 7 lưu ý dưới đây:
Vitamin không thay thế chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cung cấp cho cơ thể nhiều nhóm chất cần thiết mà không chỉ vitamin. Do vậy, việc bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng không thể nào thay thế được các chất dinh dưỡng hàng ngày. Hãy sử dụng ngay để thấy hiệu quả.
Không sử dụng quá lâu một loại vitamin
Sử dụng lâu dài một loại vitamin, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu có thể gây ra hiện tượng tích lũy và gây độc cho cơ thể. Mặt khác, việc sử dụng quá lâu một loại vitamin có thể làm suy yếu đi cơ chế tự tổng hợp hay chuyển hóa để tạo thành vitamin đó.
Không nên sử dụng một loại vitamin trong thời gian quá dài.
(Ảnh minh họa)
Hiểu rõ các tác dụng không mong muốn của vitamin
Vitamin cũng sẽ gây hại nếu lạm dụng hoặc không sử dụng đúng cách. Ví dụ như vitamin C sử dụng thường xuyên ở liều cao (trên 1gam/ngày) có thể gây đầy bụng, tiêu chảy, viêm loét đường tiêu hóa, sỏi thận,... Hay như vitamin A nếu sử dụng quá 10.000 UI/ngày cũng sẽ gây hại cho cơ thể.
Vitamin có khả năng tương tác với thuốc điều trị
Việc kết hợp sử dụng vitamin và các sản phẩm thuốc khác có thể gây hại cho cơ thể khi tạo ra các phản ứng không mong muốn, thậm chí là đe dọa đến tính mạng. Do vậy, nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu bạn đang điều trị một bệnh nào đó mà muốn sử dụng thêm vitamin để tăng sức đề kháng.
Thời điểm dùng vitamin
Thời điểm sử dụng vitamin cũng rất quan trọng. Ví dụ như vitamin nhóm B và C nên uống vào buổi sáng hoặc trưa vì chúng có khả năng gây ra hiện tượng mất ngủ. Hoặc nên sử dụng viên uống phối hợp nhiều vitamin ngay sau khi ăn.
Nguồn gốc của vitamin đang sử dụng
Để đảm bảo việc sử dụng vitamin là an toàn và hiệu quả thì nguồn gốc của các vitamin bạn đang dùng đóng vai trò quan trọng. Chỉ nên sử dụng vitamin có nguồn gốc rõ ràng, thuộc các thương hiệu uy tín với hàm lượng vitamin được bảo đảm và khả năng hấp thu cũng tốt hơn bình thường.
Liều lượng sử dụng và cảnh báo của nhà sản xuất
Khi sử dụng vitamin, nên tuân thủ theo đúng liều lượng và hướng dẫn của nhà sản xuất. Bên cạnh đó, cần quan tâm tới các lưu ý của nhà sản xuất để tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn khác.
Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bổ sung vitamin đúng cách để tăng sức đề kháng trong mùa dịch.
Nhịn ăn gián đoạn là biện pháp giảm cân phổ biến trong những năm gần đây. Tuy nhiên một phát hiện mới cho thấy, nên cân nhắc thời gian áp dụng chế độ ăn này ở những người trẻ tuổi vì nó có thể làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
Vệ sinh răng miệng đúng cách là điều cần thiết cho răng và nướu khỏe mạnh. Và chúng đặc biệt quan trọng đối với những người dễ bị sâu răng. Vì vậy, hãy tiếp tục đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa thường xuyên. Với suy nghĩ đó, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu lý do tại sao sâu răng vẫn có thể xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc răng miệng tốt và bạn có thể làm gì để giảm nguy cơ này.
Mỗi ngày chỉ ăn một bữa - có rất nhiều lý do để không ít người thực hiện cách ăn này như giảm cân, thải độc. Phương pháp này hiện đang được truyền tai nhau như một trào lưu.
Trong Đông y, táo đỏ được xếp vào nhóm thuốc không có độc, có thể sử dụng lâu dài. Gần đây, táo đỏ đã trở thành một “cơn sốt” trong cộng đồng nhờ được quảng bá như một thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tình trạng rụng tóc phản ánh nhiều điều về sức khỏe và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu tóc rụng nhiều, bạn có thể làm gì để mái tóc không thưa dần thêm?
Sinh mổ hay còn gọi là sinh mổ lấy thai ngày càng phổ biến vì nhiều lý do. Có khoảng 30% ca sinh nở ở Hoa Kỳ diễn ra bằng phương pháp mổ lấy thai. Hãy cùng VIAM tìm hiểu một số tác dụng phụ có thể xảy ra với mẹ sau khi sinh nhé.
Câu chuyện về viên rau củ - một loại thực phẩm bổ sung chất xơ - đang thu hút sự quan tâm. Liệu có phải vì chúng ta chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chất xơ?
Hạt dẻ cười không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn là “trợ thủ đắc lực” trong quá trình giảm mỡ nội tạng.