Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào táo bón trở thành trường hợp cần đi cấp cứu?

Táo bón có thể gây ra bất cứ triệu chứng nào dưới đây: từ đầy bụng, chướng bụng cho tới đau bụng. Nhưng trong đa số các trường hợp, táo bón là tình trạng khá phổ biến và hầu như không gây ra vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng. Theo thống kê, có khoảng 16% số người trưởng thành sẽ có một triệu chứng nào đó của tình trạng táo bón. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng táo bón sẽ diễn biến theo hướng phức tạp hơn và trở thành trường hợp cấp cứu, cần tới sự chăm sóc của bác sĩ ngay lập tức. Vậy, làm thế nào để bạn biết được tình trạng táo bón của bạn là bình thường hay là trường hợp cấp cứu? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu.

Khi nào táo bón trở thành trường hợp cấp cứu?

Trước hết, cần phải hiểu được cơ chế của quá trình táo bón. Hệ tiêu hóa là một ống dài, bắt đầu từ miệng và kết thúc ở trực tràng và có những đoạn xoắn. Một khi thực phẩm đã tới được đại tràng (ruột già), nước trong thực phẩm sẽ được hấp thu hết, và các sản phẩm thừa còn lại sẽ trở thành phân và được thải ra ngoài.

Thông thường, phân sẽ được tống ra ngoài, nhưng nếu phân vì một lý do nào đó, không được thải ra ngoài thì sẽ tích tụ trong đại tràng, thường là ở đại trang sigma, là đoạn đại tràng ngay trước hậu môn, gây tắc nghẽn. Đây cũng là khu vực mà không khí cũng sẽ lưu lại. Do đó, khi bị táo bón lâu ngày, bạn sẽ cảm thấy khó chịu, đầy bụng cho đến khi bạn đi ngoài được. Táo bón là khi bạn xuất hiện bất cứ triệu chứng nào trong các triệu chứng dưới đây:

  • Đi ngoài ít hơn 3 lần mỗi tuần
  • Phân cứng, khô, lổn nhổn
  • Phân khó để tống ra, hoặc gây đau khi tống ra
  • Có cảm giác không thể tống hết được phân ra ngoài

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ vì tình trạng táo bón?

Mặc dù trong đa số trường hợp, thì phân tích tụ sớm muộn cũng sẽ được tống ra ngoài, nhưng đôi khi, táo bón có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng dưới đây đi kèm với tình trạng táo bón, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, vì tình trạng táo bón của bạn đã trở thành tình trạng cấp cứu:

Bạn bị đau bụng dữ dội

Rõ ràng, táo bón sẽ khiến bạn khó chịu. Nhưng nếu tình trạng khó chịu này diễn biến thành cảm giác đau dữ dội, nghiêm trọng, thì bạn cần đến gặp bác sĩ. Đôi khi, đau bụng do táo bón còn có thể gây ra những cơn đau dữ dội hơn cả cơn đau đẻ. Dạng đau này cần được kiểm soát, kể cả khi bác sĩ đã giúp bạn đi ngoài được rồi. Bản thân tình trạng đau bụng không phải là một dấu hiệu cấp cứu vì một người có thể sẽ bị táo bón nặng nhưng không bị đau bụng nhiều nhưng cũng có người chỉ bị táo bón nhẹ nhưng đau bụng rất dữ dội.

Bạn có máu trong phân

Nếu bạn phải cố gắng mới đi ngoài được và trong phân của bạn có lẫn máu, hoặc nếu bạn thấy máu trên giấy toilet mà bạn vừa dùng để chùi, thì bạn cần phải đến gặp bác sĩ. Nhiều người nghĩ rằng máu trong phân là do bệnh trĩ nhưng máu trong phân có thể là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ung thư đại trực tràng. Ung thư đại trực tràng là dạng ung thư phổ biến hàng thứ 4 tại Mỹ, theo thống kê của CDC Hoa Kỳ, cướp đi sinh mạng của hơn 50.000 người mỗi năm. Tất nhiên, có máu trong phân không có nghĩa là bạn chắc chắn đã bị ung thư. Có rất nhiều nguyên nhân khác có thể gây có máu trong phân, ví dụ như bệnh viêm ruột, nứt hậu môn hoặc trĩ. Do vậy, bạn cần được bác sĩ kiểm tra và xác định.

Bạn không đi ngoài trong vòng 1 tuần

Nếu bạn mới bị táo bón và bạn không chắc nguyên nhân gây ra tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu đã không đi ngoài được trong vòng 1 tuần. Trong 1 tuần, tình trạng táo bón chưa được coi là tình trạng cấp cứu nhưng là thời điểm bắt đầu cần có sự can thiệp của chuyên gia để tình trạng này không diễn biến nặng hơn. Không đi ngoài quá lâu có thể dẫn đến tình trạng tích phân, khiến phân cứng lại và tích vào quá mức khiến bạn không thể tống ra được. Người bệnh cao tuổi và những bệnh lý khác có thể gây ra biến chứng táo bón thường là những đối tượng dễ gặp phải tình trạng này. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách chèn ép phân bằng tay. Quá trình này đặc biệt không dễ chịu và có thể là một quy trình gây đau đớn. Do vậy, tốt nhất là bạn không nên để bản thân rơi vào tình trạng này.

Bạn bị sốt

Bản thân tình trạng táo bón sẽ không gây sốt. Nhưng nếu bạn bị sốt và đi kèm với táo bón, đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Trong đa số các trường hợp, bạn có thể bị viêm túi thừa. Túi thừa là một túi nhỏ có thể hình thành ở đại tràng. Thông thường, túi thừa sẽ không gây ra vấn đề gì nhưng đôi khi túi thừa có thể sẽ bị viêm hoặc nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng viêm túi thừa. Viêm túi thừa sẽ dẫn đến tình trạng sốt đi kèm với đau bụng. Kể cả trong những trường hợp nhẹ nhất, bạn vẫn có thể cần dùng một đợt kháng sinh để điều trị viêm túi thừa. Những trường hợp nặng hơn có thể gây tắc nghẽn, chảy máu hoặc rách đại tràng. Do vậy, nếu bạn bị sốt đi kèm táo bón, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Nếu bạn bị nôn

Nếu bạn bắt đầu bị nôn khi đang bị táo bón, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy đại tràng của bạn bị tắc nghẽn nghiêm trọng và bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức. Rất nhiều tình trạng có thể gây nôn, trong đó bao gồm cả tắc nghẽn phân. Do vậy, tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được lượng giá.

Điều trị tình trạng táo bón cấp cứu.

Ngoài việc khám tổng quát và ghi nhận tiền sử bệnh tật, bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để loại trừ các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn có thể gây táo bón như tiểu đường, suy giáp hoặc thiếu máu.

Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn thuốc nhuận tràng để giúp bạn đi ngoài. Phụ thuộc vào từng lứa tuổi, sau khi đi ngoài sạch sẽ, bạn có thể sẽ cần nội soi đại tràng. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiến hành thêm một số xét nghiệm khác để giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: NHỮNG LỢI ÍCH CỦA BỮA SÁNG MÀ BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Health.com) -
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm