Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

“Cấp cứu” tình trạng đau răng

Khi bạn bất ngờ bị đau răng, thì việc nhai, nói chuyện, thậm chí là ngủ cũng có thể sẽ rất khó khăn.

Nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng là nứt răng, viêm răng hoặc áp xe răng. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Chấn thương vùng mặt
  • Răng đè lên hàm (ví dụ như răng khôn)
  • Viêm lợi
  • Nghiến răng
  • Răng nhạy cảm
  • Ngạt mũi, viêm xoang

Đa số các trường hợp đau răng bất ngờ đều có thể dễ dàng điều trị được, do vậy, bạn nên đến gặp nha sĩ ngay. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau tạm thời tại nhà.

Các loại thuốc giảm đau răng không cần kê đơn

Có một số loại thuốc không kê đơn bán sẵn tại các hiệu thuốc có thể giúp điều trị tình trạng đau răng, bao gồm:

NSAIDs

Các thuốc chống viêm NSAID ví dụ như ibuprofen hoặc naproxen có thể giúp điều trị đích vào tình trạng viêm và có thể giúp bạn giảm đau. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng sử dụng ibuprofen trong thời gian dài có thể gây kích ứng dạ dày, thận và gan.

Acetaminophen

Nếu bạn không thể sử dụng NSAIDs, acetaminophen là một lựa chọn tốt để giảm đau răng tạm thời. Hãy đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ nhãn sản phẩm và tuân thủ hướng dẫn sử dụng để sử dụng đúng liều. Sử dụng quá nhiều acetaminophen có thể gây tổn thương gan.

Thuốc nhỏ răng và gel

Các loại gel hoặc thuốc nhỏ răng có thể giúp làm giảm tình trạng đau răng. Những sản phẩm này thường có chứa các thành phần như benzocaine, giúp làm tê vùng được bôi thuốc.

Trám răng tạm thời

Chất trám răng tạm thời, có bán sẵn ở các hiệu thuốc thường bán kèm với các dụng cụ sửa chữa để làm mềm miếng trám bị mất hoặc nắp bị lỏng. Tuy nhiên, bộ kit sửa chữa này sẽ không sử dụng được lâu. Bạn cần liên lạc với bác sĩ để thay thế chất trám răng tạm thời bằng việc hàn răng vĩnh viễn.

Các phương pháp không dùng thuốc.

Bạn có thể áp dụng các biện pháp tại nhà để giúp làm dịu tình trạng đau răng cho đến khi bạn có thể đến gặp nha sĩ.

Tinh dầu đinh hương

Tinh dầu đinh hương là một biện pháp giảm đau răng phổ biến tại nhà. Trên thực tế, đinh dương đã được sử dụng trong rất nhiều thế kỷ để điều trị đau răng. Nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng đinh hương có chứa một hoạt chất có tên là eugenol có thể giúp làm tê vùng da tiếp xúc với tinh dầu. Bạn có thể tìm thấy tinh dầu đinh hương tại các siêu thị. Nhỏ một vài giọt tinh dầu đinh hương vào 1 thìa cà phê dầu ôliu, sau đó thấm tăm bông vào hỗn hợp này, đặt tăm bông lên răng bị đau và giữ 5-10 phút. Tinh dầu đinh hương được coi là an toàn, nhưng không nên sử dụng cho trẻ em.

Súc miệng nước muối

Súc miệng nước muối cũng có thể giúp làm giảm đau răng. Muối là một chất kháng khuẩn có thể giúp giảm viêm. Nghiên cứu năm 2016 chỉ ra rằng súc miệng nước muối có thể giúp lợi luôn khoẻ mạnh và giúp kích thích vết loét mau lành. Bạn cso thể thoà một thìa cà phê muối với 200ml nước ấm, sau đó súc miệng trong 30 giây và nhổ ra.

Súc miệng oxy già

Để làm giảm đau tạm thời, bạn có thể cân nhắc đến việc súc miệng bằng oxy già hoà tan trong nước. Hãy bắt đầu bằng việc sử dụng oxy già 3% (là loại bán trong chai màu nâu ở đa số các hiệu thuốc). Trộn 1 hỗn hợp oxy già này với 2 phần nước, súc miệng khoảng 60 giây và nhổ ra. Sau đó, súc miệng lại với nước sạch. Nghiên cứu năm 2011 chỉ ra rằng súc miệng bằng oxy già có thể giúp làm giảm viêm lợi.

Tỏi

Tỏi có chứa allicin, một chất có tác dụng kháng khuẩn. Nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng allicin có thể giúp tiêu diệt một số loại vi khuẩn có liên quan đến tình trạng đau răng. Nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng allicin được tạo ra khi các tép tỏi bị nghiền nát, nhai hoặc đập dập. Dưỡng chất này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, do vậy, bạn cần phải sử dụng tỏi tươi. Bạn có thể thử nhai tỏi sống hoặc đập dập tỏi sau đó đắp trực tiếp lên răng bị đau.

Trà bạc hà

Trà bạc hà có thể giúp làm tê vùng bị đau trong miệng. Nghiên cứu năm 2013 chỉ ra rằng trà bạc hà có tác dụng kháng khuẩn và do vậy, có thể sử dụng trà bạc hà để chống lại vi khuẩn gây sâu răng trong miệng.

Đầu tiên, bạn đun rôi một ấm nước và thêm vài đó vài thìa lá bạc hà khô hoặc một gói trà bạc hà dạng túi lọc. Lọc sạch lá trà hoặc bỏ túi lọc ra và chờ cho trà nguội. Súc miệng bằng trà đã nguội. Bạn có thể sử dụng cách này bao nhiêu lần tuỳ thích để làm giảm đau.

Nha đam

Nha đam là một loại cây có hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm. Nha đam có thể giúp làm giảm tình trạng viêm liên quan đến bệnh viêm lợi hoặc các vấn đề kích thích khác ở trong miệng.

Nghiên cứu năm 2015 chỉ ra rằng gel nha đam có thể giúp cải thiện triệu chứng viêm nha chu, một bệnh răng miệng nghiêm trọng có thể gây phá huỷ các loại xương hỗ trợ cho rằng. Nghiên cứu năm 2016 thậm chí đã chỉ ra rằng súc miệng bằng nha đam có hiệu quả trong việc làm giảm bệnh nha chu tương tự như chlorhexidine – một loại nước súc miệng phổ biến. Nên súc miệng với nha đam 30 giây một lần, 2 lần một ngày.

Nâng cao đầu

Cố gắng ngủ trong khi nâng cao đầu, có thể sử dụng gối hoặc thậm chí là vài cái gối. Việc này sẽ giúp dự phòng tình trạng tăng áp lực lên vùng đầu và miệng, từ đó giúp làm giảm sưng.

Chườm lạnh

Chườm lạnh có thể giúp làm giảm tình trạng sưng mặt hoặc làm giảm chấn thương ở vùng mặt. Đá lạnh có thể hạn chế các mạch máu, từ đó sẽ giúp làm giảm đau. Bạn có thể chườm lạnh bằng một túi đá hoặc bọc đá trong một chiếc khăn mỏng vào vùng hàm/mặt khoảng 15 phút. Không nên ăn hoặc nhai đá viên vì có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng đau răng.

Không nên làm gì?

Cố gắng tránh các hoạt động dưới đây vì có thể làm nặng thêm tình trạng sâu răng, bao gồm:

  • Không hút thuốc lá, vì hút thuốc lá có thể dẫn đến sâu răng
  • Không dùng thuốc lá dạng nhai cũng vì lý do tương tự
  • Không chải răng quá mạnh vì có thể làm mất đi lớp men răng và gây tổn thương răng hoặc lợi
  • Không ăn các thực phẩm cứng hoặc dính vì có thể gây hại cho răng
  • Tránh các loại đồ uống và thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể sẽ khiến răng bạn nhạy cảm hơn, đặc biệt là khi các đầu dây thần kinh bị lộ ra.

Khi nào cần đến gặp nha sĩ.

Nếu bạn bị đau răng, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt là nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau răng
  • Chảy máu hoặc sưng lợi
  • Đau hoặc bất ngờ nhạy cảm ở răng khi ăn hoặc uống
  • Loét miệng lâu khỏi
  • Nứt răng hoặc mối hàn
  • Sưng phù mặt hoặc miệng.

Gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu các dấu hiệu sau xuất hiện cùng với đau răng:

  • Đau răng bất ngờ và nghiêm trọng
  • Sốt
  • Chảy dịch có vị lạ
  • Sưng phù mặt
  • Khó thở, khó nuốt

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 giải pháp hiệu quả cho cơn đau răng nhạy cảm 

Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm