Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có phải ai cũng có răng khôn?

Răng khôn thuộc bộ răng hàm thứ ba nằm phía sau khoang miệng của bạn. Tuy mọc răng khôn là hoàn toàn bình thường, song khi chúng mọc lên lại có thể gây ra nhiều điều bất thường. Trong khi có những người có tận đến bốn chiếc răng khôn, có người lại chẳng có cái nào.

Tại sao một số người không có răng khôn?

Đối với một số người, việc không có bất kỳ chiếc răng khôn nào có thể khiến bản thân họ ngạc nhiên và nghĩ rằng điều này là không ổn. Nhưng thực tế là việc bạn có hay không có răng khôn đều không phải là vấn đề gì nghiêm trọng cả.

Theo Tạp chí nghiên cứu nha khoa, ước tính cho thấy có khoảng 5% – 37% số người trên thế giới bị thiếu một hoặc nhiều răng khôn. Lý giải cho điều này vẫn chưa được hiểu rõ, song việc thiếu răng khôn có thể liên quan đến di truyền. Vì vậy, nếu cha hoặc mẹ của bạn không có răng khôn, bạn cũng có thể chẳng có cái răng khôn nào hết.

Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến việc thiếu răng khôn bao gồm môi trường, chế độ ăn uống và chức năng nhai. Mặc dù vậy, việc bạn không thấy răng khôn không có nghĩa là chúng không tồn tại. Đôi khi, răng khôn bị mọc lệch hoặc bị mắc kẹt trong lợi, và chúng không trồi lên hoàn toàn để bạn nhìn thấy.

Ngay cả khi bạn không thể nhìn thấy răng khôn, chụp X-quang vẫn có thể phát hiện ra chiếc răng. Nha sĩ có thể sẽ đề nghị nhổ bỏ chiếc răng để tránh nhiễm trùng nướu và gây đau, hoặc chỉ loại bỏ một trong nhiều chiếc, nếu chúng bắt đầu gây ra những rắc rối cho hàm răng của bạn.

Khi nào mọc răng khôn?

Răng khôn xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Thông thường, chúng mọc khi bạn trong khoảng từ 17 đến 21 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có người mọc răng khôn sớm hơn và muộn hơn.

Nhổ răng khôn sẽ dễ dàng hơn khi bạn còn trẻ, nếu cần thiết. Đó là vì ở thời điểm trẻ tuổi, xương quanh nướu mềm hơn và các rễ thần kinh trong miệng của bạn chưa hình thành hoàn chỉnh. Càng về sau, việc nhổ răng khôn càng khó khăn hơn và gây đau đớn nhiều hơn.

Mục đích của răng khôn để làm gì?

Nhổ răng khôn là một điều hoàn toàn bình thường, bởi vì thông thường trong khoang miệng có 28 chiếc răng, và việc thêm mọc thêm tận 4 chiếc có thể khiến khoang miệng của bạn trở nên chật chội và thiếu chỗ, dẫn đến chèn ép và xô lệch các răng khác.

Vậy mục đích của răng khôn là gì?

Các lý giải được đồng tình nhiều nhất là răng khôn đóng vai trò là răng thay thế cho các răng khác từ thời tổ tiên xa xưa của chúng ta. Thời xa xưa, việc ăn nhai thực phẩm cần bộ răng khỏe, vì cần cắn xé và nghiền các thức ăn thô, cứng. Đồng thời, chăm sóc răng miệng thời xưa không đầy đủ. Do vậy, răng khôn có thể dùng để thay thế bổ sung khi có chiếc răng nào khác trong bộ răng bị gãy rụng.

Ngày nay, chúng ta đa phần đều sử dụng các thực phẩm mềm, và việc thực hành vệ sinh răng miệng tốt hơn trước rất nhiều. Hai yếu tố giúp giảm khả năng mất răng, nên răng khôn thường không có tác dụng thay thế.

Biến chứng của răng khôn là gì?

Tất nhiên, không có quy tắc nào bắt buộc bạn phải nhổ răng khôn khi chúng mọc ra - đặc biệt là khi chúng có đầy đủ không gian trong miệng và mọc nhưng không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Một số người chọn nhổ răng khôn ngay cả khi chúng không có vấn đề gì, nhằm tránh các biến chứng sau này có thể gặp phải. Một số người thì lựa chọn không nhổ chúng, mà chỉ nhổ khi chúng bắt đầu gây ra các ảnh hưởng tiêu cực.

Các biến chứng thường gặp liên quan đến việc mọc răng khôn bao gồm:
  • Đau răng. Đau ở phía sau khoang miệng là một dấu hiệu phổ biến của mọc răng khôn. Ban đầu có thể đau nhẹ và không liên tục. Phần nướu sau khoang miệng có thể bị đau trong vài ngày, sau đó giảm dần. Tuy nhiên, cơn đau cũng có thể tăng dần và dẫn đến khó khăn khi nhai hoặc nói chuyện. Lý do là do răng trồi lên và chèn ép vào các dây thần kinh khiến bạn cảm thấy đau.
  • Sưng đỏ. Cùng với các cơn đau là bạn sẽ thấy đỏ và sưng ở nướu xung quanh chiếc răng đang mọc.
  • Chèn ép. Việc khung hàm không còn khoảng trống khiến răng khôn không thể nhô lên, và bị mắc kẹt bên dưới nướu, dẫn đến chèn ép. Điều này có thể gây đau trong khoang miệng. Bạn cũng có thể thấy phát triển một khối u nang ở phía sau khoang miệng.
  • Nhiễm trùng. Khi răng khôn mọc lên, vi khuẩn có thể bị mắc kẹt trong nướu của bạn, dẫn đến việc nhiễm trùng khoang miệng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm: đau, sưng, đỏ, khô ráp trong miệng, hôi miệng và có mùi vị khó chịu.
  • Sâu răng. Thực phẩm khi ăn cũng có thể bị mắc kẹt trong nướu xung quanh răng khôn, và điều này có thể dẫn đến sâu chiếc răng này. Răng ở phía trước răng khôn cũng có thể bị sâu vì việc răng khôn mọc lên gây chèn ép và không có đủ không gian để bạn có thể chải hoặc xỉa răng.
  • Thay đổi vị trí răng. Khi không có đủ không gian trong miệng cho răng khôn mọc, chúng có thể gây chèn ép các răng khác, và khiến các răng khác dịch chuyển ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể trở nên biến dạng hàm răng của bạn.

Khi nào cần phải đi khám nha sĩ?

Nếu bạn đang cảm thấy đau răng hay nhìn thấy một chiếc răng khôn đang trồi lên, đã đến lúc gặp nha sĩ. Nha sĩ có thể chụp X-quang để xác định bạn có bao nhiêu răng khôn, đồng thời có thể khuyên bạn nhổ bỏ chúng khi mà chiếc răng đang gây cho bạn quá nhiều đau đớn hay các vấn đề khác. Nhổ bỏ sớm giúp giảm nguy cơ bị các biến chứng như:

  • Nhiễm trùng
  • Mất xương hàm
  • Đau thần kinh
  • Sâu răng
  • Thay đổi vị trí răng

Nếu chiếc răng khôn không gây ra bất kỳ vấn đề bất tiện nào cho bạn, nha sĩ sẽ theo dõi và khuyên bạn nhổ chúng sau. Hãy nhớ rằng, nhổ răng khôn càng muộn càng khó khăn. Hãy nhổ chúng sớm nhất có thể.

Tổng kết

Một số người không hề có những chiếc răng khôn trong cả cuộc đời. Nếu bạn may mắn không có chúng, bạn có thể tránh được việc phải nhổ chúng. Ngược lại, nếu bạn có một vài chiếc răng khôn nhưng chúng không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, hãy khám răng đều đặn và định kỳ 6 tháng một lần. Nha sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ tình trạng này và khuyên bạn thời điểm thích hợp để loại bỏ chúng.

Tham khảo thêm thông tin tại: Biến chứng mọc răng khôn? Khi nào cần nhổ răng khôn?

https://www.healthline.com/health/dental-and-oral-health/does-everyone-have-wisdom-teeth

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm