Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc răng sữa thế nào?

Răng sữa và răng vĩnh viễn là hai dạng tồn tại khác nhau của bộ răng trên cung hàm. Răng sữa xuất hiện đầu tiên sau khi chúng ta được sinh ra. Vậy cấu tạo và vai trò của bộ răng sữa như thế nào, cần chăm sóc răng sữa ra sao để có được bộ răng khỏe, đẹp sau này.

Cấu tạo bộ răng sữa

Một bộ răng sữa đầy đủ có 20 răng, mỗi cung hàm trên và dưới sẽ có 10 răng gồm: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm sữa ở mỗi bên.

Thứ tự mọc răng sữa có thể không hoàn toàn giống nhau ở các bé, tuy nhiên thường tuân theo trình tự như sau:

0-6 tháng (sơ sinh): Chưa mọc chiếc răng nào;

6-10 tháng tuổi: Mọc 2 răng cửa giữa sữa hàm dưới;

8-12 tháng: Mọc 2 răng cửa giữa sữa hàm trên;

9-13 tháng: Mọc 2 răng cửa bên sữa hàm trên hai bên;

10 - 16 tháng: Mọc 2 răng cửa bên sữa hàm dưới hai bên;

13 – 19 tháng: Mọc 2 răng hàm sữa thứ nhất hàm trên hai bên;

14 -18 tháng: Mọc 2 răng hàm sữa thứ nhất hàm dưới hai bên;

16–22 tháng: Mọc 2 răng nanh sữa hàm trên hai bên;

17-23 tháng: Mọc 2 răng nanh sữa hàm dưới hai bên;

23–31 tháng: Mọc 2 răng hàm sữa thứ 2 hàm dưới hai bên;

25-33 tháng: Mọc 2 răng hàm sữa thứ 2 hàm trên hai bên;

36 tháng: Mọc đầy đủ răng sữa.

cham-soc-rang-sua-the-nao-1

Các loại răng trên cung hàm.

Sự xáo trộn trong quá trình thay răng sữa có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này của trẻ.

Ngoài ra, răng sữa cũng có những cấu trúc cơ bản tương tự răng vĩnh viễn. Thực chất lớp men răng của răng sữa mỏng hơn đồng thời buồng tủy răng sữa rộng hơn so với răng vĩnh viễn nên các tổn thương sâu ở răng sữa rất nhanh chóng tiến triển vào tủy răng, thậm chí cuống răng (chóp chân răng), có thể dẫn đến hậu quả phải nhổ răng sữa sớm, do đó việc dự phòng sâu răng ở răng sữa đặc biệt quan trọng.

Chức năng bộ răng sữa

Chức năng của hàm răng sữa ngoài việc ăn nhai, còn tham gia vào quá trình hoàn thiện phát triển cung hàm và hướng dẫn việc mọc răng vĩnh viễn, một chức năng khác không thể không kể đến là chức năng thẩm mỹ và hướng dẫn sự phát triển của xương hàm.

Các răng cửa và răng nanh có chức năng cắn xé thức ăn, răng hàm sữa có vai trò nghiền nát thức ăn. Răng nanh còn thêm chức năng đưa hàm sang bên.

Các răng hàm sữa có chức năng hướng dẫn cho răng vĩnh viễn mọc. Khi mầm răng vĩnh viễn bắt đầu hình thành và di chuyển về phía khoang miệng, kích thích làm tiêu chân răng sữa và hoàn thiện quá trình hình thành chân răng. Đồng thời răng sữa sẽ lung lay và dần được thay thế bằng các răng vĩnh viễn tương ứng.

Việc thay răng sữa quá sớm sẽ làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn, thiếu chỗ để mọc răng vĩnh viễn.

Thay răng sữa quá muộn làm răng vĩnh viễn thiếu chỗ và mọc lệch lạc trên cung hàm.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng với những trường hợp bệnh nhân mắc hội chứng Anodontia (hội chứng không răng), xương hàm không phát triển và làm cho khoang miệng của bệnh nhân kém phát triển về kích thước.

Những sai lầm cha mẹ thường mắc

Cha mẹ đôi khi không nhận thức được tầm quan trọng của răng sữa, do đó chưa có những phương pháp chăm sóc phù hợp cho bộ răng sữa của bé. Điều này thường bắt nguồn từ suy nghĩ rằng hàm răng sữa sẽ được thay thế bằng hàm răng vĩnh viễn.

Cha mẹ thường đưa bé đến phòng khám khi bé có các vấn đề cụ thể như đau răng hoặc phát hiện lỗ sâu, trẻ phàn nàn về các vấn đề răng miệng. Tuy nhiên đây không phải là thời điểm thích hợp nhất cho lần khám răng đầu tiên của bé, thời điểm thích hợp nhất theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đó là thời điểm mọc chiếc răng sữa đầu tiên và không quá 1 tuổi.

Lần gặp đầu tiên này sẽ giúp cha mẹ định hướng những vấn đề cần chú ý cho việc chăm sóc hàm răng sữa và giúp trẻ làm quen với môi trường nha khoa một cách dễ dàng hơn, một thuật ngữ được sử dụng cho việc thăm khám vào thời điểm này đó là “dạo chơi nha khoa cho trẻ”.

Mặt khác, vào thời điểm khi bé gặp những vấn đề thực sự về răng miệng, việc can thiệp điều trị ngay tức thì đôi khi khó thực hiện và có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Những vấn đề này có thể được dự phòng sớm hơn nếu cha mẹ đã có những kiến thức cơ bản được trang bị từ trước đó.

Một số thói quen xấu như bú bình ban đêm gây sâu răng sớm, sâu răng hàng loạt, hoặc thói quen mút môi, đẩy lưỡi cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển cung hàm của trẻ sau này.

cham-soc-rang-sua-the-nao-2

Vị trí mọc 2 răng cửa sữa giữa hàm dưới.

Cách chăm sóc răng sữa

Ngay trước khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên, cha mẹ đã cần chú ý đến việc vệ sinh khoang miệng cho bé sau khi ăn bằng gạc ẩm để làm sạch toàn bộ sống hàm, lưỡi và mặt trong của má.

Khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên:

+ Dấu hiệu mọc răng sữa có thể đơn giản như lợi thay đổi màu sắc, trắng hoặc nề đỏ, trẻ quấy khóc, nhiều dãi, có thể kèm theo sốt.

+ Vệ sinh cho bé bằng bàn chải, có nhiều loại bàn chải cho bé có thể lựa chọn như bàn chải lông mềm, đầu nhỏ, bàn chải silicon. Ngay từ thời điểm này ba mẹ đã có thể sử dụng kem đánh răng dành riêng cho bé, khi trẻ chưa có phản xạ nhổ nước bọt, nên sử dụng loại kem đánh răng có thể nuốt được. Trên 3 tuổi, có thể sử dụng kem đánh răng có fluor.

Khi bắt đầu mọc những chiếc răng liền kề, cha mẹ có thể dùng phối hợp với chỉ tơ nha khoa để làm sạch kẽ răng cho bé.

Thực tế việc vệ sinh răng miệng cho bé đôi khi mất khá nhiều thời gian, cha mẹ có thể làm mẫu hoặc thay đổi các loại bàn chải, màu sắc khác nhau và kiên trì cùng chơi trò chải răng với trẻ. Nên tán thưởng khi trẻ tự chải răng và để bé có hứng thú với việc vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Sử dụng kỹ thuật chải răng ngang, chải đầy đủ tất cả các mặt hàm trên và hàm dưới. Tốt nhất nên chải mặt ngoài cả hai hàm sau đó chải mặt trong và cuối cùng là mặt nhai để tránh bỏ sót.

cham-soc-rang-sua-the-nao-3

2 răng hàm sữa thứ 2 hàm trên hai bên mọc trong thời gian 25 -33 tháng.

Việc chải răng của bé cần phải được ba mẹ giám sát thường xuyên, khi trẻ đã tự nhận thức được việc chải răng, ba mẹ có thể cho bé chải răng trước, sau đó kiểm tra lại đến khi việc chải răng của bé đã thật sự hiệu quả.

Lần khám răng đầu tiên nên ngay khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên ngay cả khi trẻ không có bất cứ vấn đề gì về răng miệng.

Khám răng định kỳ 3-4 tháng/lần để kiểm soát và dự phòng các bệnh lý sâu răng, kiểm soát việc mọc răng của trẻ. Việc khám định kỳ sẽ giúp làm hạn chế những vấn đề răng miệng của trẻ, xây dựng thói quen nha khoa lành mạnh cho trẻ.

Cha mẹ nên tập thói quen ghi lại thời điểm mọc răng và những can thiệp nha khoa của trẻ. Đây chính là hồ sơ theo dõi vô cùng có ý nghĩa đối với những vấn đề răng miệng của trẻ sau này, giúp nha sĩ có tư liệu để đưa ra định hướng điều trị sau này.

Phát hiện và loại bỏ các thói quen xấu như bú bình, mút môi, đẩy lưỡi, thở miệng bằng cách trao đổi với nha sĩ trong những buổi khám răng định kỳ.

Bôi verni fluor dự phòng tại cơ sở y tế 6 tháng/lần đối với những trẻ có nguy cơ sâu răng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ nhỏ nghiến răng, nên làm gì?

BS.Xuân Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Ăn gì cho đẹp da, khắc phục da sần sùi do vảy nến?

    Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.

  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

Xem thêm