Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào trẻ sẽ thay răng sữa?

Mỗi đứa trẻ bắt đầu bị rụng răng sữa và mọc răng trưởng thành cùng một lúc, tuy nhiên có những khi quá trình này được đẩy nhanh hoặc trì hoãn.

Vì sao răng sữa bị lung lay?

Răng sữa không chỉ sử dụng để ăn, mà chúng còn giữ khoảng trống cần thiết cho răng vĩnh viễn (răng trưởng thành) mọc lên trong miệng. Khi răng trưởng thành bắt đầu mọc trong miệng, chúng làm lung lay chân răng sữa nơi chúng mọc. Dần dần, khi toàn bộ chân răng không bị long ra hết, răng trở nên khấp khểnh và chuẩn bị rụng ra.

Trẻ bắt đầu rụng răng sữa theo thứ tự mà chúng xuất hiện. Khi răng sữa rụng, răng trưởng thành bắt đầu thế chỗ. Những thông tin dưới đây là hướng dẫn cơ bản về thời gian bạn có thể mong đợi việc răng sữa rụng và mọc răng vĩnh viễn.

Từ 6-7 tuổi

Độ tuổi từ 6-7, trẻ có thể rụng chiếc răng đầu tiên. Răng cửa giữa hàm dưới thường là răng đầu tiên bị rụng, sau đó là là răng cửa giữa hàm trên.

Tại thời điểm này, ăn uống có chút ít ảnh hưởng, mặc dù trẻ có thể thích nhai bằng răng hàm. Cắn thức ăn cứng có thể trở nên khó khăn hơn, khi răng sữa trước đang lung lay và nhất là khi chúng rụng đi.

Thay vì cho trẻ ăn cả quả táo, cà rốt, hoặc thức ăn tương tự đòi hỏi phải cắn bằng răng trước, hãy cho trẻ ăn đồ ăn cứng dưới dạng những miếng nhỏ vừa ăn. Những miếng nhỏ hơn sẽ dễ nhai bằng răng sau, loại bỏ nhu cầu sử dụng răng trước.

Tuổi từ 7-8

Răng cửa bên là răng sữa tiếp theo bị rụng. Răng cửa bên nằm giữa răng cửa giữa và răng nanh.

Ăn thức ăn như ngô bắp, cánh gà và sườn trở nên khó khăn. Tương tự, yêu cầu trẻ chọn thức ăn dễ nhai, và với miếng nhỏ vừa ăn.

Tuổi 9-10

Sau khi một số răng nhỏ bị rụng, răng sữa tiếp theo sẽ rụng là răng hàm số 1 trên và dưới. Những răng sữa này được sử dụng để nhai mạnh những thức ăn như thịt và rau cứng hoặc sống. Do răng hàm thứ 2 và răng nanh vẫn ở trong miệng, trẻ có thể phàn nàn rằng thức ăn bị dính trong kẽ răng. Nếu điều này trầm trọng hơn, trẻ nên chải răng sau mỗi bữa ăn, để tránh sự tích tụ mảng bám trên răng.

Giữa tuổi 9-12, răng nanh hàm dưới là chiếc tiếp tục bị rụng. Trẻ có thể cảm thấy tất cả răng của chúng bị mất tại thời điểm này, tuy nhiên vẫn còn một vài cái còn lại.

Tuổi từ 10-12

Sau khi mất 17 chiếc răng sữa, trẻ nên rụng 3 chiếc răng sữa cuối, giữa độ tuổi 10-12. Răng nanh hàm trên và răng hàm thứ 2 hàm trên và hàm dưới là những chiếc răng sữa cuối cùng rụng.

Không còn răng sữa nữa

Đến độ tuổi 13, trẻ sẽ có gần như đầy đủ các răng vĩnh viễn, ngoại trừ răng khôn (răng số 8), sẽ mọc vào độ tuổi 17-21.

Vệ sinh răng miệng rất quan trọng khi trẻ mọc răng và giai đoạn rụng răng. Nhớ khuyến khích con bạn chải răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày và thường xuyên đến gặp nha sĩ. Các cuộc hẹn giúp nha sĩ chăm sóc và bảo vệ khoang miệng, cùng với quan sát dấu hiệu của lệch khớp cắn . Nha sĩ cũng sẽ kiểm tra răng sữa không thể rụng. Điều này có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ cần can thiệp nha khoa. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lịch mọc răng của bé

Ths,Bs,Cao Thanh Hóa - Phòng khám nha khoa Louis -Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm