Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn khi niềng răng

Bạn có biết những gì bạn nên và không nên ăn khi niềng răng?

Chế độ ăn khi niềng răng

Niềng răng không có nghĩa là bạn sẽ phải ăn những loại thực phẩm dạng đặc hoặc được nghiền nhuyễn trong khi điều trị. Biết được thức ăn nào mà bạn có thể và không thể ăn khi niềng răng sẽ giúp bạn đạt được kết quả tối ưu sau khi quá trình chỉnh nha đã được hoàn tất.

Dự phòng những tổn thương cho các dây cung chỉnh nha, nẹp, và khung cũng như giữ cho răng của bạn không bị sâu răng trong quá trình điều trị nên là mối quan tâm số một của bạn. Danh sách dưới đây sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt cho chế độ ăn khi chỉnh nha của mình.

Trái cây

Trái cây là một phần thiết yếu của một chế độ ăn uống lành mạnh. Khuyến cáo  trẻ em nên ăn từ một đến hai khẩu phần trái cây mỗi ngày. Mặc dù trái cây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho sức khoẻ của bạn, nhưng lựa chọn nên ăn loại trái cây nào khi niềng răng lại là một thách thức.

Các loại trái cây cứng, như táo có thể rất khó cắn, vì các mấu niềng nằm trên răng. Chuối chưa chín và quả đào cũng gây ra vấn đề tương tự. Cắt trái cây cứng thành miếng vừa ăn sẽ giúp bạn dễ nhai hơn.

Trái cây mềm dễ ăn hơn với người niềng răng. Nhưng khi răng bạn bị kéo căng, đặc biệt là sau khi thay dây niềng răng, ngay cả loại quả mềm nhất cũng có thể là một cơn ác mộng với bạn. Chọn các trái cây như quả việt quất, quả mâm xôi cho những ngày mà răng của bạn cảm thấy khó chịu.

Rau

Rau cung cấp cho chúng ta các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể đang phát triển. Trẻ em nên ăn từ một đến hai khẩu phần rau mỗi ngày. Cũng như trái cây, rau cần phải được chuẩn bị hơi khác với những người đeo niềng răng.

Các loại rau cứng, sống như cà rốt, súp lơ và bông cải xanh rất khó để cắn khi đeo niềng răng và thậm chí có thể khiến mấu niềng rơi ra khỏi răng. Khi chuẩn bị những loại rau này, nên cắt chúng thành những miếng có kích thước nhỏ có thể dễ dàng nhai bằng các răng nanh và răng hàm.

Hầu hết các loại rau có thể được nấu chín, và điều này rất tốt với người đang niềng răng vì nấu ăn sẽ làm mềm thực phẩm. Nếu bạn gặp vấn đề khi ăn thực phẩm yêu thích thì hãy thử hấp nó đến khi mềm, hoặc đun sôi cho đến khi chín mềm.

Ngũ cốc

Ngũ cốc cung cấp cho chúng ta chất xơ, sắt, và nhiều chất dinh dưỡng quan trọng khác. Các sản phẩm ngũ cốc cung cấp giá trị dinh dưỡng tối ưu cho bạn.

Các loại ngũ cốc nói chung là một nhóm thực phẩm dễ ăn với người đeo niềng răng vì hầu hết các sản phẩm ngũ cốc đều rất mềm và dễ nhai. Tuy nhiên, có một vài sản phẩm ngũ cốc mà người niềng răng nên thận trọng khi sử dụng.

Ăn bánh mỳ ngũ cốc cứng, chẳng hạn như bagel, rất khó cho người có niềng răng bởi vì rất khó cắn vào. Hãy làm mềm bánh mì bằng cách làm nóng nó hoặc cắt chúng thành những miếng có kích thước nhỏ có thể nhai được.

Các hạt ngũ cốc cũng là một thách thức vì chúng bị mắc kẹt ở giữa các mắc cài, và giữa những chiếc răng, khiến chúng rất khó lấy đi. Do vậy, người niềng răng cần tránh ăn các loại hạt và ngũ cốc nhỏ.

Sữa

Xương và răng chắc khỏe là do chế độ ăn giàu canxi. Các sản phẩm sữa cung cấp cho chúng ta canxi, vitamin D, kali, thậm chí là cả protein. Các sản phẩm sữa là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người đeo niềng răng vì hầu hết các sản phẩm sữa đều mềm và gần như không cần phải nhai.

Có rất nhiều sản phẩm sữa cho bạn lựa chọn, ví dụ như sữa ít chất béo, pho mát ít béo và sữa chua ít béo. Nếu bạn không dung nạp được lactose, các sản phẩm từ sữa đậu nành là một lựa chọn thay thế sữa tốt, chúng cũng mềm và dễ ăn khi niềng răng.

Khi ăn phô mai mềm, bạn có thể thấy rằng nó bị mắc kẹt giữa niềng răng và dây chỉnh răng. Cố gắng chuẩn bị các miếng pho mai có kích thước nhỏ, hoặc mua một sản phẩm pho mát dạng chuỗi để có thể dễ dàng bóc tách ra.

Thịt

Thịt cung cấp cho chúng ta chất đạm và sắt. Cả hai đều rất cần thiết, đặc biệt là đối với các cơ thể đang phát triển. Tuy nhiên thịt lại là một vấn đề cho người đeo niềng vì thịt có các thớ thịt, khiến thịt rất khó nhai. Thịt cừu thường bị mắc kẹt trong niềng răng, hoặc giữa các răng, làm lỏng các dây cung bao quanh răng hàm. Ăn thịt có xương, chẳng hạn như cánh gà và xương sườn, trở nên rất nguy hiểm cho niềng răng của bạn bởi mắc cài có nguy cơ bật ra khỏi khung niềng.

Hãy chọn thịt nạc, thịt mềm cắt chúng thành những miếng nhỏ trước khi bạn ăn. Ngoài ra, loại bỏ thịt khỏi xương trước khi ăn. Một số lựa chọn khác bao gồm cá, thịt gà, thịt bò nạc hoặc thịt lợn. Đậu phụ cũng là một lựa chọn ăn chay tốt, vì nó rất mềm.

Các loại hạt

Lựa chọn cẩn thận từ nhóm ăn chay này sẽ giúp giữ niềng răng của bạn an toàn, bởi vì ăn hạt có thể rất khó khăn cho người đeo niềng răng.

Hạt rất cứng, và chúng rất nhỏ - hai điều thách thức đối với người mặc niềng răng. Cắn vào một loại hạt cứng có thể dễ dàng làm bật một mắc cài hoặc khung ra khỏi răng. Hạt có thể khiến các dây cung chỉnh nha bị uốn cong, mặc dù chúng không làm hỏng hoàn toàn niềng răng của bạn. Một dây chỉnh nha bị cong có thể di chuyển răng vào một vị trí không mong muốn, làm chậm thời gian điều trị của bạn

Chọn các loại hạt như đậu, như bơ đậu phộng hoặc bơ hạnh nhân, hoặc nghiền loại hạt yêu thích của bạn, và sử dụng chúng cùng với sữa chua.

Kẹo

Kẹo không phải là nhóm thực phẩm chính thức, nhưng hầu hết mọi người đều thường xuyên ăn  kẹo. Nhưng ăn kẹo có thể rất nguy hiểm với niềng răng của bạn, và cũng có thể gây ảnh hưởng đến bề mặt răng.

Kẹo có thể được chia thành hai nhóm: kẹo cứng và kẹo dính. Kẹo bơ cứng sẽ dính vào các khung và các dây cung, và có thể dễ dàng làm gãy chúng. Hạt dẻ cứng được phủ sôcôla sẽ gây ra những tổn thương tương tự như các loại kẹo dính khác. Kẹo cao su sẽ uốn cong dây cung chỉnh nha và bị mắc kẹt phía dưới niềng răng của bạn.

Trong khi điều trị chỉnh nha, nên tránh ăn các loại kẹo. Răng dễ bị sâu răng hơn khi đang niềng răng, vì vậy việc loại bỏ lượng đường thừa là rất quan trọng trong quá trình điều trị.

Việc ăn uống khi niềng răng không phải quá nhàm chán. Bây giờ bạn đã biết những gì bạn nên và không nên ăn khi niềng răng, bạn có thể chọn từ nhiều loại thực phẩm khác nhau. Cố gắng lựa chọn nhiều loại thực phẩm từ tất cả các nhóm thực phẩm được liệt kê ở trên. Đảm bảo rằng chế độ ăn uống của bạn vẫn khỏe mạnh trong quá trình điều trị chỉnh nha của bạn cũng rất quan trọng.

Thông tin thêm trong bài viết: Chăm sóc răng khi đeo niềng

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

Xem thêm