Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

10 lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị bệnh tuyến giáp

Khi bị bệnh tuyến giáp, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của bác sỹ, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ ăn uống. Bởi chế độ ăn uống hợp lý sẽ hỗ trợ quá trình điều trị và tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là những lưu ý khi ăn uống người bệnh tuyến giáp cần biết.

10 lưu ý về chế độ ăn uống cho người bị bệnh tuyến giáp

Người bệnh tuyến giáp nên lựa chọn chất béo lành mạnh thay vì chất béo bão hòa

Ăn nhiều chất xơ, ít calo

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp bệnh nhân tuyến giáp giảm táo bón, thừa cân. Tuy nhiên, để không làm giảm tác dụng của thuốc thì không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ.

Uống ít sữa và ăn ít thịt hơn  

Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn... có hàm lượng cholesterol cao và chất béo bão hòa. Người bệnh tuyến giáp nếu ăn nhiều các loại thịt này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường. Người bị bệnh tuyến giáp cũng nên tránh các sản phẩm sữa vì chúng có thể gây bất dung nạp lactose. Vì vậy, tránh sữa và các sản phẩm sữa nếu bạn bị khó tiêu, đầy hơi, mệt mỏi sau khi sử dụng.

Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế sử dụng các sản phẩm từ sữa

Không ăn thực phẩm chế biến sẵn 

Đây là loại thức ăn mà người bệnh tuyến giáp cần tránh xa. Bởi trong các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương hay chất phụ gia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo cao, sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp, thậm chí giảm tác dụng của các thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.

Sử dụng chất béo lành mạnh

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bệnh nên giảm tinh bột, lựa chọn chất béo lành mạnh thay vì chất béo bão hòa để đảm bảo sức khỏe tim mạch. Người bệnh nên ăn nhiều cá, hạt dẻ, quả bơ và dầu olive hoặc dầu cải; Hạn chế bơ giàu chất béo, các loại kem. 

Ăn nhiều hạt

Các loại hạt là nguồn thực phẩm giàu magne tốt cho tuyến giáp. Ngoài ra, các loại hạt cũng giúp cung cấp cho cơ thể nguồn protein từ thực vật giúp tuyến giáp hoạt động bình thường.

Người bệnh tuyến giáp nên ăn nhiều hạt

Đọc kỹ nhãn sãn phẩm khi lựa chọn

Nếu bạn không biết rõ các thành phần trong sản phẩm thì bạn không nên ăn chúng. Vì các chất được sử dụng để bảo quản thực phẩm có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể và khiến bệnh tuyến giáp của bạn nặng lên.

Không nên bỏ bữa sáng

Sau một đêm ngủ dậy, cơ thể cần bổ sung năng lượng bởi vậy người bệnh tuyến giáp không nên bỏ bữa sáng. Người bệnh tuyến giáp thường có hệ tiêu hóa kém, nên thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày, bạn cần chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để cân bằng lượng đường trong máu.

Người bệnh tuyến giáp không nên bỏ bữa sáng

Không sử dụng caffeine

Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffeine cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì nó kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc.

Tránh các loại thực phẩm chứa goitrogenic

Hợp chất goitrogenic trong một số loại thực phẩm có thể kìm hãm hoạt động của tuyến giáp, từ đó gây bướu cổ, suy tuyến giáp. Các loại thực phẩm chứa nhiều goitrogenic là: Đậu nành, bông cải xanh, súp lơ, cải xoăn, cải bắp…

Người bệnh tuyến giáp nên tránh ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng

Hạn chế ăn đường và tránh các chất làm ngọt nhân tạo

Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, việc chuyển hóa đường thành năng lượng trở nên kém đi, gây tăng cân. Bởi vậy, người bệnh tuyến giáp nên tránh các loại đường và chất làm ngọt nhân tạo.

Thanh Tú - Theo Healthplus/Rodalewellness
Bình luận
Tin mới
  • 01/06/2023

    Muốn giảm cân, cần đặc biệt lưu ý dinh dưỡng trước khi tập luyện

    Bổ sung dinh dưỡng phù hợp trước khi tập luyện giúp bạn có đủ năng lượng để duy trì thể lực trong suốt quá trình tập luyện, đảm bảo không bị kiệt sức và hạn chế rủi ro chấn thương trong khi tập.

  • 01/06/2023

    Sữa chua tối ưu hệ vi sinh đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

    Việc ăn sữa chua mỗi ngày hỗ trợ hệ tiêu hóa tạo môi trường thuận lợi giúp một lượng lớn các vi khuẩn có lợi phát triển từ đó bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.

  • 01/06/2023

    Trẻ bị tiêu chảy có cần kiêng ăn sữa và sữa chua không?

    Nhiều cha mẹ cho rằng, khi trẻ bị tiêu chảy cần phải kiêng một số thực phẩm có thể khiến trẻ lâu khỏi hơn như tôm, cá, sữa và sữa chua. Bài viết là những giải đáp của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng khi trẻ đang bị tiêu chảy.

  • 01/06/2023

    Thay đổi giấc ngủ ở người cao tuổi

    Một số thông tin cho rằng người già cần ngủ ít hơn nhưng điều đó là không đúng sự thật. Tất cả người trưởng thành cần ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Khi chúng ta già đi, việc ngủ ngon trở nên khó khăn hơn nhưng người cao tuổi vẫn cần phải ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm. Một trong những thách thức đối với quá trình lão hóa lành mạnh là khắc phục các vấn đề về giấc ngủ để đảm bảo rằng chúng ta được nghỉ ngơi đầy đủ để có sức khỏe tốt.

  • 31/05/2023

    Sai lầm thường gặp khi chọn và chế biến yến mạch để giảm cân

    Yến mạch là loại ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng và chất xơ có lợi cho sức khỏe. Chính vì thế nó là một trong những thực phẩm lành mạnh để giảm cân nhưng điều quan trọng là cần ăn yến mạch đúng cách.

  • 31/05/2023

    Làm thế nào để giữ an toàn cho trẻ khi chơi công viên nước?

    Công viên nước là một địa điểm hoàn hảo giúp hạ nhiệt, giải phóng năng lượng và tăng sự gắn kết trong gia đình. Tuy nhiên, bạn cần mang theo gì để cuộc đi chơi luôn an toàn và vui vẻ?

  • 31/05/2023

    Dưa cà muối có gây ngộ độc botulinum không?

    Botulinum là độc tố được sinh ra trong môi trường yếm khí, vậy các sản phẩm lên men truyền thống như dưa cà muối có nguy cơ nhiễm botulinum không?

  • 31/05/2023

    5 ‘chìa khóa’ quan trọng trong chế biến thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc botulinum

    Trong những tháng gần đây xảy ra một số vụ ngộ độc botulinum khiến nhiều bệnh nhân nguy kịch. Để phòng tránh ngộ độc, đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực, bạn cần biết những “chìa khóa” đảm bảo an toàn thực phẩm, được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo dưới đây.

Xem thêm