Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn và bệnh tuyến giáp

Nếu bạn mắc bệnh tuyến giáp- cho dù là bệnh suy giáp hay cường giáp, bệnh Hashimoto, Graves hoặc những tình trạng khác, thì chế độ ăn của bạn sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là 10 điều cần biết về bệnh tuyến giáp và chế độ ăn, cũng như các tương tác của thức ăn/đồ uống với sức khỏe và thuốc điều trị các bệnh tuyến giáp

Chế độ ăn và bệnh tuyến giáp

  1. Thức ăn gây bướu giáp

Chất gây bước giáp có trong một số loại thực phẩm nhất định, và có thể khiến tuyến giáp to lên.

Tuyến giáp to lên được gọi là bướu giáp. Thức ăn gây bướu giáp cũng có thể có chức năng giống như thuốc kháng giáp và làm giảm hoạt động tuyến giáp và khiến tuyến giáp bị suy.

Thực phẩm chứa chất gây bướu giáp thuộc họ cải như bông cải xanh, súp lơ trắng, cải xoăn, và bắp cải, và những thực phẩm họ đậu.

Nếu tuyến giáp của bạn vẫn có chức năng tốt và bị suy, bạn nên cẩn thận không sử dụng quá nhiều thức ăn chứa chất gây bướu giáp ở trên. Nếu bạn bị bệnh cường giáp, bạn có thể muốn nói chuyện với bác sĩ về việc kết hợp chặt chẽ nhiều thức ăn gây bướu giáp vào bữa ăn.

Nếu bạn suy giáp, bạn không cần tránh những thức ăn gây bướu giáp. Enzyme tham gia tạo nên chất gây bướu giáp ở thực vật có thể bị phá hủy bởi nhiệt, cho phép bạn thưởng thức đồ ăn ở mức trung bình nếu chúng được ninh hoặc nấu chín.

Nếu bạn bị cường giáp, một chế độ ăn nhiều chất gây bướu giáp có thể giúp bạn làm chậm hoạt động của tuyến giáp, và giúp bạn làm giảm lượng thuốc kháng tuyến giáp

  1. Dầu dừa

Bạn có thể thấy dầu dừa được khuyến cáo sử dụng với những bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp và mặc dù dầu dừa có thể trở thành một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhưng nó không phải là phương pháp điều trị cho tất cả các bệnh tuyến giáp.

Nó chỉ là một lựa chọn thân thiện với tuyến giáp để thay thế những chất béo và dầu khác trong thực đơn.

  1. Đậu nành có thể là một vấn đề

Đậu nành tác dụng như một chất gây bướu giáp và ức chế hấp thu hormone tuyến giáp. Đừng sử dụng quá nhiều đậu nành, đặc biệt là loại chế biến sẵn, chứa nhiều phytoestrogen, như đậu lắc, bột đậu, sữa, thanh đậu nành và thực phẩm bổ sung. Bạn có thể muốn loại bỏ đậu nành hoặc hạn chế đậu nành bằng cách sử dụng các sản phẩm lên men với một lượng nhỏ như gia vị và không phải liệu pháp thay thế protein đầu tiên.

Nếu bạn bị cường giáp, bạn có thể muốn nói chuyện với chuyên gia dinh dưỡng về dùng nhiều đậu nành trong thực đơn hơn,

  1. Cà phê và thuốc điều trị bệnh tuyến giáp

Bạn không nên dùng cà phê cho đến sau 1 giờ uống thuốc thay thế hormone tuyến giáp. Mặt khác, cà phê có thể ảnh hưởng đến hấp thu, và khiến thuốc của bạn ít hiệu quả hơn.

Chú ý: nếu bạn thực sự phải dùng cả thuốc và cà phê cùng lúc, nói chuyện với bác sĩ về thuốc dạng lỏng hoặc viên nang, có thể không bị ảnh hưởng bởi cà phê.

  1. Nước cam bổ sung canxi và thuốc điều trị bệnh tuyến giáp

Bạn không nên dùng nước cam bổ sung canxi với thuốc điều trị bệnh tuyến giáp. Hãy đợi ít nhất 3-4 tiếng sau khi dùng thuốc trước khi uống nước cam, thực phẩm bổ sung canxi, sắt vì chúng có thể sẽ hạn chế sự hấp thu thuốc

  1. Muối iod

Một số vùng trên thế giới, muối iod là một cách hữu ích để dự phòng thiếu iod, chứng đần độn, và chậm chạp do thiếu iod ở phụ nữ mang thai. Ở Mỹ, nhiều người hạn chế dùng muối hoặc dừng sử dụng muối iod.

Chú ý là khoảng ¼ dân số Mỹ được biết đến là thiếu iod, và số phần trăm này càng tăng lên, sau vài năm ổn định. Bạn cần dùng đủ iod để tuyến giáp hoạt động đúng chức năng nhưng không cần quá nhiều.

  1. Celiac, gluten và bột mì

Một nhóm bệnh nhân mắc bệnh tự miễn về tuyến giáp có chế độ ăn kích thích hệ tự miễn, do bệnh celiac, hoặc không dung nạp gluten và bột mì. Với những bệnh nhân này, chế độ ăn không gluten có thể loại bỏ kháng thể và gây tái lại bệnh tuyến giáp tự miễn. Thậm chí với những bệnh nhân không mắc bệnh celiac dùng chế độ ăn không gluten có thể giảm kháng thể, giảm chướng bụng và giúp tạo năng lượng và giảm cân.

  1. Thức ăn chứa nhiều chất xơ

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp phải đối mặt với chứng  táo bón, tăng cân. Một trong những chiến thuật có thể cải thiện đó là tăng lượng chất xơ, đặc biệt từ thức ăn

Nhớ rằng, nếu bạn chuyển sang chế độ ăn giàu chất xơ, bạn nên kiểm tra lại tuyến giáp trong 8-12 tuần để xem nếu bạn cần thay đổi liều do chất xơ ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc.

  1. Bữa ăn nhỏ

Nhiều người nghe rằng để tăng chuyển hóa, bạn nên ăn những bữa ăn nhỏ. Nhưng nó có thể là điều sai lầm với bệnh nhân tuyến giáp đang muốn giảm cân. Lí do là vì ăn ít bữa hơn,  ăn bữa ăn xa nhau có thể hiệu quả hơn với những bệnh nhân tuyến giáp hơn là bữa ăn nhỏ, và chia nhỏ hỗ trợ kiểm soát lượng insulin và leptin tốt hơn.

  1. Nước

Một trong những điều tốt nhất mà bệnh nhân tuyến giáp có thể làm để cải thiện sức khỏa và chuyển hóa là uống nhiều nước. Nước giúp chuyển hóa tốt hơn và giảm khẩu vị, tránh ứ nước và chướng bụng, cải thiện hệ tiêu hóa và loại bỏ táo bón. Một số chuyên gia nói rằng chúng ta nên uống 450 ml nước/1 kg cân nặng

Thông tin thêm trong bài viết: Những thói quen giúp tuyến giáp của bạn luôn khỏe mạnh

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm