Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao cơ thể cần chất béo lành mạnh?

Cơ thể bạn thật sự cần chất béo. Chỉ cần bạn sử dụng chất béo lành mạnh và ở mức độ vừa phải.

Chất béo lành mạnh

Chất béo thường được cho là không tốt và là nguyên nhân khiến bạn tăng cân. Tuy nhiên, hấp thu chất béo không thực sự khiến bạn “béo” mà sử dụng quá nhiều calo mới chính là nguyên nhân. Cơ thể bạn thật sự cần chất béo. Chỉ cần bạn sử dụng chất béo lành mạnh và ở mức độ vừa phải.

Điều quan trọng là cơ thể cần cung cấp đủ lượng vitamin tan trong chất béo và các chất kích hoạt hấp thu chất béo chỉ được tìm thấy trong mỡ động vật.

Trên thực tế, tất cả các loại rau mà chúng ta nghĩ là lành mạnh khi sử dụng nên được ăn cùng với một chút chất béo để giúp hấp thu vitamin và khoáng chất.

Nói cách khác, nên ăn cà rốt với bơ thì tốt hơn chỉ ăn cà rốt.

Các chất béo chuyển hóa cần được chú ý. Những chất béo này có thể làm tăng hàm lượng cholesterol xấu trong máu.

Chúng cũng làm giảm mức cholesterol tốt trong máu. Axit béo chuyển hóa là loại chất béo không lành mạnh hình thành khi dầu thực vật bị cứng lại trong quá trình hydro hóa.

Một số loại thực phẩm như bơ, dầu dừa và dầu oliu chứa những loại chất béo thực sự tốt. Dưới đây là những lợi ích của việc tiêu thụ chất béo lành mạnh

1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Ăn các chất béo lành mạnh có thể giúp tránh bị bệnh tim. Các carbohydrae tinh chế và chất béo chuyển hóa cần được thay thế bằng chất béo có lợi cho tim. Thực tế, sự thay đổi đơn giản trong cách ăn uống của bạn có thể làm giảm tới 80% nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ.

2. Duy trì lượng đường trong máu

Chế độ ăn uống lành mạnh được coi là yếu tố chính giúp kiểm soát đường huyết và phòng ngừa hoặc điều trị bệnh tiểu đường. Khi bạn tiêu thụ carbs hoặc đường như các loại rau giàu tinh bột gồm khoai tây, trái cây hoặc ngũ cốc, chất đạm, chất xơ và các chất béo lành mạnh mà bạn tiêu thụ có thể giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu.

3. Tăng cường cholesterol tốt

Một số chất béo như bơ và dầu dừa là các chất béo tự nhiên, có khả năng cung cấp cho cơ thể lượng chất béo mong muốn và đồng thời chuyển đổi bất kỳ cholesterol xấu nào có trong cơ thể bạn thành chất béo tốt. Tuy nhiên, cần đảm bảo chất béo lành mạnh là nguyên chất và không có sự pha trộn.

4. Kiểm soát đói

Sau khi chúng ta ăn những thức ăn chứa chất béo, chúng có xu hướng ở lại trong dạ dày của chúng ta trong một thời gian.

Chất béo tốt, như những chất có trong cá béo như cá hồi và cá ngừ, và trong một số loại hạt và rau cải, có thể giúp chúng ta cảm thấy đầy đủ hơn trong một thời gian dài. Các chất béo xấu được tìm thấy đặc biệt trong các thực phẩm đóng gói như khoai tây chiên, bánh quy chỉ có thể thỏa mãn được cơn đói của bạn trong một thời gian ngắn, trong khi những chất béo tốt giúp kiểm soát cơn đói giữa các bữa ăn trong một khoảng thời gian dài.

5. Tăng cường chuyển hóa

Một chế độ ăn uống cân bằng tốt là rất cần thiết để thúc đẩy sự trao đổi chất lành mạnh và hiệu quả. Ngoài việc bổ sung đầy đủ chất đạm và carbohydrate, cơ thể bạn cần chất béo để duy trì sự trao đổi chất ổn định.

6. Bảo vệ các cơ quan quan trọng

Chất béo lành mạnh đóng vai trò là chất đệm và giúp bảo vệ các cơ quan quan trọng của bạn khỏi mọi chấn thương.

BS Thu Vân - Theo Sức khỏe & Đời sống/ Univadis/Boldsky
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm