Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chất béo, muối, đường- khi nào là tốt?

Ép buộc trẻ ăn sẽ không bao giờ hiệu quả tương tự như việc cấm trẻ ăn cũng vậy. Khi trẻ bị cấm ăn thức ăn nào thì đồ ăn đó sẽ trở thành đồ mơ ước của trẻ.

Điều quan trọng là việc cả người lớn và trẻ em nên được tận hưởng tất cả các loại đồ ăn, thức uống nhưng không lạm dụng bất kỳ loại thực phẩm nào mới là tốt nhất. Những đồ ngọt và đồ ăn nhẹ cũng không nằm ngoài danh sách được phép ăn.

 

Khuyến khích ăn uống lành mạnh để có một trái tim khỏe mạnh

Lúc còn nhỏ là thời điểm thích hợp để hình thành thói quen ăn uống lành mạnh nhưng mục đích của người lớn lại luôn muốn cắt giảm chất béo toàn phần, chất béo bão hòa, chất béo dạng trans, cholesterol nên chúng hoàn toàn không phù hợp với khái niệm “lành mạnh” ở trẻ em nói chung và trẻ dưới 2 tuổi nói riêng.

Chất béo là dưỡng chất cần thiết cho trẻ em

Chất béo cung cấp năng  lượng hay chính là calo để trẻ phát triển và có năng lượng tham gia các hoạt động vui chơi. Chất béo còn tham gia vào việc cấu tạo nên các thành phần trong cơ thể. Do vậy mà mà việc hạn chế chất béo ở trẻ em là hoàn toàn không hợp lý.

Nguy hiểm nằm ở lượng chất béo cao

Tuy chất béo đóng một vai trò quan trọng, nhưng một lượng chất béo cao đặc biệt là một chế độ ăn giàu chất béo bão hòa có thể là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe sau này như bệnh tim mạch. Chất béo bão hòa thường ở dạng rắn khi ở nhiệt độ phòng và có mặt trong thịt mỡ ( mỡ bò, mỡ lợn, giăm bông, thịt bê, thịt cừu) và trong rất nhiều các sản phẩm sữa ( sữa nguyên kem, bơ, kem). Vì lý do đó là sau 2 tuổi trẻ nên ăn những loại thưc ăn ít béo và chất béo bão hòa hơn.

Đồ ăn ít chất béo và cholesterol lành mạnh cho trẻ trên 2 tuổi bao gồm: thịt gia cầm, cá, thịt nạc ( nướng,rang, luộc, không rán), bơ thực vật mềm (thay cho bơ động vật), sữa ít béo, các loại rau có ít chất béo bão hòa, hạn chế trứng

 

Quy định chung về chất béo

Quy định chung về chất béo trong khẩu phần ăn nên chiếm khoảng 30% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể, trong đó lượng chất béo bão hòa nên chiếm dưới 1/3 tổng lượng chất béo cung cấp cho cơ thể, phần còn lại là chất béo không bão hòa ở dạng không đông lại khi ở nhiệt độ phòng có ở các loại thực vật có dầu như ngô, dầu hướng dương, đậu nành, ôliu)

Một số bậc phụ huynh có gắng tìm những thông tin về chất béo nhưng cuối cùng họ rất bối rối trước một lượng thông tin khổng lồ về chất béo. Vì vậy các bậc phụ huynh có thể nhớ theo cách sau: dầu và mỡ của động vật thì luôn là chất béo bão hòa.

Ghi nhớ: sữa nguyên kem được khuyến cáo cho trẻ từ 12-24 tháng tuổi nhưng một số bác sỹ có thể khuyến cáo cho trẻ uống sữa ít béo nếu con bạn có nguy cơ thừa cân, béo phì hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc cholesterol cao. Hãy hỏi ý kiến của bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi bạn chuyển từ uống sữa nguyên kem sang uống sữa tách béo.

Cho trẻ ăn ít muối

Muối hay Nacl ( natri clorit) có thể làm tăng hương vị của món ăn tuy nhiên một chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp đã được các nhà khoa học chứng minh. Tăng huyết ap sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ não.

Tránh xa thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn thực sự là thói quen “di truyền” trong gia đình.  Vì vậy nếu là người ăn mặn thì bạn đừng bao giờ nêm nếm vừa khẩu vị và thay muối bằng rau thơm, gia vị để thức ăn của trẻ thêm phần hấp dẫn.

Kiểm tra lượng muỗi trên nhãn thực phẩm

Các thực phẩm được chế biến sẵn luôn có một lượng muối rất cao. Hãy kiểm tra nhãn trước khi bạn mua về nhà đặc biệt là một số loại thực phẩm sau có hàm lượng muối cao: bơ chế biến, bánh pudding, rau củ đóng hộp, nước xốt đóng hộp, xúc xích, bơ cottage, salat trộn sẵn, ngũ cốc ăn sáng, khoai tây chiên đóng gói và các loại bim bim…

Đường trong chế độ ăn của trẻ: nhiều hơn một loại chất ngọt

Chất ngọt có chứa calo gồm rất nhiều loại đường đơn như fructose , glucose có trong mật mía, mật ong cho đến si rô ngô chứa lượng fructose cao.  Mặc dù chúng vẫn được sử dụng với mục đích chính là làm ngọt nhưng cũng có thể sử dụng vơi mục đích khác như chất bảo quản ( si rô) hay tăng cường hương vị và thêm màu sắc.

Đường cung cấp nhiều năng lượng

Đường trong thực phẩm là dạng tự nhiên hoặc được thêm vào cung cấp calo cho  cơ thể nghĩa là một loại nguyên liệu cung  cấp những năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày. Và nếu như được quyên lựa chọn rất nhiều trẻ em sẽ chọn các loại đồ ngọt và đồ uống có đường cho cả ba bữa trong ngày luôn bởi vì bản chất sinh ra con người đã thích đường.

Nhiều đường cũng có nghĩa là nhiều calo

Dư thừa nhiều calo không phải là một việc tốt nhất là calo đến từ đường nhanh chuyển hóa, dễ tiêu thụ và khó kiểm soát được số lượng, do đó mà dễ dấn đến tăng cân và gây sâu răng.

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthychildren
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

Xem thêm