Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lượng đường an toàn dành cho trẻ em?

Gần đây, các nhà khoa học đã nhận ra rằng trẻ em ngày nay ăn quá nhiều đường. Đây là nguyên nhân chính gây ra sâu răng ở trẻ em. Không những vậy, sử dụng quá nhiều đường còn gây ra nhiều tác dụng có hại hơn thế nữa.

Chúng ta đã biết, lượng đường cao trong khẩu phần ăn hằng ngày sẽ có liên quan tới bệnh cao huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tiểu đường, béo phì và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Chế độ ăn nhiều đường ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của tất cả mọi người, kể cả trẻ em. Những thức ăn, thực phẩm dành cho trẻ em thường được bổ sung thêm đường để tăng hương vị và kích thích vị giác của trẻ. Lượng tiêu thụ đường trung bình ở trẻ em hiện nay đang ở mức khá cao. Và đó chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở trẻ em và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Điều này có thể được chứng minh thông qua tỷ lệ mắc tiểu đường tuýp 2 ở đối tượng thanh thiếu niên và người mới trưởng thành có xu hướng tăng lên. Trong khi đó, trước đây tiểu đường tuýp 2 chưa từng phát hiện thấy ở đối tượng trung tuổi. Ngoài ra, sự gia tăng tỷ lệ của các yếu tố nguy cơ tim mạch ở thanh thiếu niên và người mới trưởng thành là hồi chuông cảnh báo cho các nhà chuyên gia sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh tim mạch ở lứa tuổi nhỏ hơn thông thường.

Vậy sử dụng lượng đường bao nhiêu là phù hợp cho trẻ? Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, không nên bổ sung đường cho tất cả những trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nên hạn chế đường ít hơn 25 gram mỗi ngày (tương đương với 6 thìa cà phê hoặc 100 calo mỗi ngày). Lượng đường khuyến cáo nên dùng này ít hơn 1/3 lượng đường trung bình tiêu thụ mỗi ngày của trẻ em hiện nay.

Đường có thể tồn tại dưới rất nhiều dạng, đường đơn, đường đôi hay đường đa. Nhưng khi vào đến cơ thể nó được cắt thành các đường đơn, chủ yếu là glucose và fructose. Đường được hấp thu đưa đến gan. Glucose kích thích bài tiết insulin, chuyển hóa glucose tại các tế bào cơ và mỡ, làm tăng sản phẩm là các axit béo trong tế bào mỡ, làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Trái ngược với nó, fructose không kích thích tiết insulin như glucose. Thay vào đó, fructose ở trong gan là nguyên nhân tạo ra các axit béo bão hòa, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Do vậy, sử dụng quá nhiều đường trong khẩu phần ăn hằng ngày có thể gây ra những ảnh hưởng xấu như:

  • Béo phì: Theo các nghiên cứu, sử dụng nhiều đường có liên quan đến mắc bệnh béo phì ở trẻ em trong mọi lứa tuổi. Nếu trẻ em trước 2 tuổi ăn nhiều đường sẽ có khả năng phát hiện bệnh béo phì sớm khi trẻ tầm 6 tuổi.
  • Cao huyết áp: Các nghiên cứu dịch tễ học khuyến cáo tiêu thụ nhiều đường liên quan đến cao huyết áp ở thanh thiếu niên. Còn theo một số nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng cũng đã chỉ ra, khẩu phần ăn chứa nhiều thành phần fructose liên quan đến tăng áp lực mạch máu ở trẻ em và trẻ mới trưởng thành.
  • Rối loạn lipid: Giống như người lớn, trẻ em sử dụng nhiều đường gây tăng nồng độ triglyceride, giảm nồng độ cholesterol HDL (cholesterol tốt), qua đó làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch.
  • Tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2: Đó là lời cảnh cáo của các chuyên gia khi trẻ ăn quá nhiều đường do ở những trẻ em thừa cân thường có tình kháng kháng insulin (nguyên nhân gây ra tiền tiểu đường và tiểu đường tuýp 2)

Trước những tác hại nghiêm trọng do việc sử dụng đường quá nhiều trong khẩu phần ăn khiến các bậc phụ huynh càng thận trọng hơn khi lựa chọn những thực phẩm cho con mình. Lời khuyên hữu ích đến từ các chuyên gia trong Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, nên tránh các loại nước giải khát, có gas, nước tăng lực, nước thể thao vì chúng không chứa lượng calo như chúng ta mong muốn mà trái lại chúng chỉ mang lại những hậu quả và tác hại nghiêm trọng. Trẻ em luôn là một đối tượng quan tâm đặc biệt của xã hội, do vậy cần quan tâm, lưu ý, chăm sóc tới chế độ dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển thể chất, tinh thần bình thường và toàn diện.

CTv Phương Nga - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo verywell)
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

Xem thêm