Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

An toàn thực phẩm và dinh dưỡng khi xảy ra lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn

Hiện nay, tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn.

Và điều này có tác động tiêu cực tới cuộc sống con người. Hậu quả liên quan đến dinh dưỡng như thiếu lương thực, thực phẩm dẫn đến người dân bị thiếu đói cả về số lượng và chất lượng, gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, sức đề kháng kém. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với nhóm người dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, người già, người đang mắc bệnh. 

Bên cạnh đó, các hiện tượng cực đoan này còn gây nên hậu quả thiếu nước sạch. Lũ lụt xảy ra khiến nguồn nước bị ô nhiễm nặng từ phân, rác, xác chết của động vật, còn hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra làm cạn kiệt nguồn nước sạch dẫn đến thiếu nước sạch dùng trong ăn uống, sinh hoạt, chế biến thực phẩm. Lũ lụt cũng làm cho thực phẩm dễ bị ẩm, mốc, ô nhiễm từ phân, nước, rác bẩn. Hạn hán, xâm nhập mặn làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, nấm mốc, biến chất, sinh độc tố…Nếu sử dụng những thực phẩm không an toàn này sẽ gây nên ngộ độc thực phẩm và mắc các bệnh như: tả, thương hàn, lỵ, bệnh than, bệnh tiêu chảy, viêm gan A, E, ung thư, có thể dẫn đến tử vong.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến năm 2015, thực phẩm không an toàn có thể dẫn tới hơn 200 bệnh. Ước tính cứ 10 người ăn thực phẩm không an toàn thì có 1 người bị bệnh, dẫn tới mỗi năm có 420 ngàn người chết, trong đó có 125 ngàn trẻ tử vong.

Mọi người có thể tự bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách tuân thủ 5 nguyên tắc về an toàn thực phẩm:

1.Giữ vệ sinh sạch sẽ

-    Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn và nấu nướng.
-    Rửa tay sau khi đi vệ sinh, sử dụng, quét dọn nhà vệ sinh.
-    Rửa sạch các đồ dùng nhà bếp, dụng cụ chế biến thức ăn.
-    Giữ gìn và bảo quản sạch sẽ thức ăn và nhà bếp khỏi côn trùng, các loài vật gây hại khác.

Vì trong khi hầu hết các vi sinh vật (vi khuẩn, vi rút) không gây bệnh, thì một số loại vi sinh vật nguy hiểm có thể được tìm thấy trong đất, trong nước, trong cơ thể động vật và người. Những vi khuẩn này bám vào tay, khăn lau, đồ dùng nhà bếp, đặc biệt ở thớt. Những tiếp xúc cực kỳ nhanh cũng có thể làm cho chúng lẫn vào thức ăn và làm cho thức ăn mang theo mầm bệnh.

ATTP và dinh dưỡng khi xảy ra lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn - ảnh 2

2.  Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín.

-    Bảo quản riêng biệt thịt, thịt gia cầm và đồ ăn hải sản với các thức ăn chín khác.
-    Sử dụng riêng biệt các đồ dùng, dụng cụ nhà bếp như dao, thớt khi chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.
-    Bảo quản thức ăn trong các hộp đựng thức ăn phù hợp, tránh để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm đang chuẩn bị chế biến; hoặc thực phẩm sống với thực phẩm chín.
Vì thực phẩm tươi sống, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm, đồ ăn hải sản và nước của các loại thực phẩm này có thể chứa các vi khuẩn nguy hiểm có thể lây truyền vào thực phẩm khác trong quá trình chế biến hoặc bảo quản.

3.  Nấu chín kỹ thức ăn:

    Cần phải đun sôi nước để uống.
    Cần nấu thật kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm, trứng và đồ ăn hải sản.
    Thức ăn đã nấu chín mà chưa sử dụng nên hâm nóng thật kỹ trước khi ăn.
Vì nấu nướng hợp vệ sinh có thể diệt được hầu hết các vi sinh vật nguy hại.

4.  Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp

-    Không bảo quản, hoặc để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ môi trường thông thường nhiều hơn 2 tiếng đồng hồ.
-    Bảo quản thức ăn chín và các loại thức ăn, rau quả dễ bị ôi thiu ở nhiệt độ thích hợp (thường là dưới 50oC).
-    Không bảo quản thực phẩm quá lâu kể cả để trong tủ lạnh.
-    Không để thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ thường, chỉ để ra ngoài khi làm rã đông để chuẩn bị chế biến và phải làm rã đông đúng cách.

Vì vi khuẩn có thể sản sinh rất nhanh nếu thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thường.

5. Sử dụng nước sạch và các thực phẩm tươi sống

-    Sử dụng nước sạch hoặc xử lý để có nước sạch trước khi sử dụng.
-    Lựa chọn thực phẩm tươi sống, lành và bổ.
-    Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.
-    Rửa thật kỹ rau quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.
-    Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.

Vì sức khỏe của bản thân, gia đình cần thực hiện tốt các lời khuyên về vệ sinh an toàn thực phẩm và tận dụng các nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương, sử dụng các thực phẩm đã dự trữ, tránh lãng phí thực phẩm, nuôi con bằng sữa mẹ, bổ sung viên đa vi chất theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

 Câu hỏi – trả lời

Câu hỏi 1: Lũ lụt ảnh hưởng như thế nào đến an toàn thực phẩm?

Khi lũ lụt xảy ra nguồn nước bị ô nhiễm nặng từ phân, rác, xác chết của động vật dẫn đến thiếu nguồn nước sạch để ăn uống, chế biến thực phẩm. Đồng thời, lũ lụt cũng làm cho thực phẩm dễ bị ẩm, mốc, ô nhiễm từ phân, nước, rác bẩn. Nếu sử dụng những thực phẩm không an toàn này có thể gây nên ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh như: tả, thương hàn, lỵ, bệnh than, bệnh tiêu chảy, viêm gan A, E..., có thể dẫn đến tử vong.

 Câu hỏi 2: Hán hán, xâm nhập mặn  ảnh hưởng như thế nào đến an toàn thực phẩm?

Khi hạn hán, xâm nhập mặn xảy ra dẫn đến thiếu nước sạch để ăn uống, chế biến thực phẩm. Đồng thời, hạn hán, xâm nhập mặn làm cho thực phẩm dễ bị ôi thiu, nấm mốc, biến chất, sinh độc tố…Nếu sử dụng những thực phẩm không an toàn này gây nên ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh như: tả, thương hàn, lỵ, bệnh than, bệnh tiêu chảy, viêm gan A, E..., có thể dẫn đến tử vong.

Câu hỏi 3: Sử dụng thực phẩm không an toàn gây nên những hậu quả gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tính đến năm 2015, thực phẩm không an toàn có thể dẫn tới hơn 200 bệnh, thường gặp là bệnh: tả, thương hàn, lỵ, bệnh than, bệnh tiêu chảy, viêm gan A, E... Hậu quả tức thời là ngộ độc thực phẩm, lâu dài sẽ dẫn tới bệnh ung thư. Ước tính cứ 10 người ăn thực phẩm không an toàn thì có 1 người bị bệnh, mỗi năm có 420 ngàn người chết, trong đó có 125 ngàn trẻ tử vong.

Câu hỏi 4: Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong điều kiện lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn?

1. Giữ vệ sinh sạch sẽ

-    Rửa tay thật sạch trước khi chế biến thức ăn và nấu nướng.
-    Rửa tay sau khi đi vệ sinh, sử dụng, quét dọn nhà vệ sinh.
-    Rửa sạch các đồ dùng nhà bếp, dụng cụ chế biến thức ăn.
-    Giữ gìn và bảo quản sạch sẽ thức ăn và nhà bếp khỏi côn trùng, các loài vật gây hại khác.

2.  Bảo quản riêng biệt thức ăn sống và chín.

-    Bảo quản riêng biệt thịt, thịt gia cầm và đồ ăn hải sản với các thức ăn chín khác.
-    Sử dụng riêng biệt các đồ dùng, dụng cụ nhà bếp như dao, thớt khi chế biến thức ăn sống và thức ăn chín.
-    Bảo quản thức ăn trong các hộp đựng thức ăn phù hợp, tránh để lẫn thực phẩm sống với thực phẩm đang chuẩn bị chế biến; hoặc thực phẩm sống với thực phẩm chín.

3.  Nấu chín kỹ thức ăn

    Cần phải đun sôi nước để uống, cần nấu thật kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, thịt gia cầm, trứng và đồ ăn hải sản.
    Thức ăn đã nấu chín mà chưa sử dụng nên hâm nóng thật kỹ trước khi ăn.

4.  Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp

-    Không bảo quản, hoặc để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ môi trường thông thường nhiều hơn 2 tiếng đồng hồ.
-    Bảo quản thức ăn chín và các loại thức ăn, rau quả dễ bị ôi thiu ở nhiệt độ thích hợp (thường là dưới 50C).
-    Không bảo quản thực phẩm quá lâu kể cả để trong tủ lạnh.
-    Không để thực phẩm đông lạnh ở nhiệt độ thường, chỉ để ra ngoài khi làm rã đông để chuẩn bị chế biến và phải làm rã đông đúng cách.

5. Sử dụng nước sạch và các thực phẩm tươi sống

-    Sử dụng nước sạch hoặc xử lý để có nước sạch trước khi sử dụng.
-    Lựa chọn thực phẩm tươi sống, lành và bổ.
-    Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn.
-    Rửa thật kỹ rau quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống.
-    Không sử dụng thực phẩm quá hạn sử dụng.

Nguyễn Thị Hồng Lụa - Theo songkhoe.vn
Bình luận
Tin mới
  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

  • 22/04/2024

    Cách giảm lượng đường trong máu ngay lập tức

    Cách nhanh nhất để giảm lượng đường trong máu là dùng insulin tác dụng nhanh. Tập thể dục cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để điều trị.

  • 22/04/2024

    Thực phẩm giàu biotin nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng

    Biotin hay vitamin B7 là dưỡng chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa và nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Cách tốt nhất để bổ sung biotin là nhờ chế độ dinh dưỡng với các thực phẩm giàu vi chất này.

  • 22/04/2024

    6 dấu hiệu ở miệng bạn tuyệt đối không được bỏ qua

    Một số triệu chứng ở miệng có thể là dấu hiệu cơ thể bạn đang đưa ra cảnh báo về tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào đó.

  • 22/04/2024

    Những loại thuốc nên tránh khi đang mang thai

    Việc sử dụng một số loại thuốc trong thời kỳ mang thai có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo sự an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Xem thêm