Bất ngờ với hàm lượng dinh dưỡng cao trong cám gạo
"Theo truyền thống, người ta chỉ nghĩ rằng cám gạo là nguồn chất xơ rẻ và cũng là nguồn chất béo có ích để dùng làm dầu ăn (dầu cám gạo). Vì chỉ được xem là thức ăn gia súc nên cám gạo không được dùng nhiều trong chế độ dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe của con người.
Nhưng giờ đây, giá trị dinh dưỡng cao của cám gạo đã khiến người ta để ý đến nó nhiều hơn trong sức khỏe cộng đồng", theo đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Elizabeth Ryan đến từ trường đại học Colorado. "Một khẩu phần cám gạo (tương đương 28g theo tiêu chuẩn Bộ nông nghiệp Mỹ USDA) cung cấp nhiều hơn phân nửa nhu cầu mỗi ngày các loại vitamin như thiamine, niacin và vitamin B6".
Theo Phys, cám gạo là phần bao ngoài hạt gạo nằm giữa hạt bên trong và vỏ trấu khi chưa bị xay xát (xem ảnh dưới). Với các loại gạo trắng xay xát kỹ trên thị trường hiện nay thì cám gạo đã bị loại bỏ khỏi hạt gạo còn nguyên trong quá trình xử lý và chủ yếu dùng làm thức ăn gia súc.
Việc xác định và đo lường các phân tử khác nhau trong một loại thực phẩm thuộc về ngành học mới nổi gần đây là metabolomics (còn gọi là "Foodomics"). Foodomics chuyên nghiên cứu các kiến thức dinh dưỡng và thực phẩm thông qua việc ứng dụng các công nghệ omics tiên tiến để cải thiện sức khỏe tinh thần, thể chất và sự tự tin cho người tiêu dùng.
Một kỹ thuật phân tích hóa sinh phức tạp trong ngành Foodomics là phổ khối lượng (mass spectrometry) đã được nhóm nghiên cứu sử dụng để xem xét 3 loại gạo Mỹ khác nhau trước đây từng được dùng trong các thử nghiệm can thiệp chế độ ăn kiêng của con người. Kết quả cho thấy cám gạo có 453 chất chuyển hóa, trong đó có 65 chất tiềm ẩn khả năng tăng cường sức khỏe và dược lý đã biết và 16 chất chưa từng được nhắc đến. Trong số này, các amino acid, vitamin, cofactor chiếm đến gần 50% tổng hàm lượng phân tử nhỏ. Các chất này và các chất chuyển hóa thứ cấp được cho là có lợi ích dinh dưỡng và y học.
Chất chuyển hóa-metabolite là những chất được tạo thành hoặc cần thiết cho các quá trình trao đổi chất sản sinh ra năng lượng và thúc đẩy tăng trưởng trong cơ thể. Còn cofactor là thuật ngữ chỉ các chất cần thiết để enzyme hoạt động trong quá trình trao đổi chất nhưng không phải protein.
Một số hợp chất được phát hiện lần này đã từng được chứng minh trong các nghiên cứu trước đây là có những đặc điểm tốt cho sức khỏe như chống viêm, vi khuẩn và cao huyết áp.
Ngoài ra, người ta cũng thấy cám gạo có hàm lượng protein khá cao, đến 12-15%, có thể giúp giải quyết nạn thiếu hụt dinh dưỡng, một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng trên thế giới hiện nay.
"Gạo là nguồn lương thực thiết yếu cho hơn phân nửa dân số thế giới, được trồng ở hơn 100 quốc gia. Khi được tiêu thụ, cám gạo tạo ra hơn 400 hợp chất riêng biệt, trong đó có thể có nhiều hợp chất đóng vai trò nhất định trong quá trình "làm việc nhóm" của bộ máy tiêu hóa để đem lại các lợi ích sức khỏe.
Dù cách thức các hợp chất riêng lẻ này có thể được cơ thể người sử dụng để tiêu hóa tốt đến mức nào vẫn là điều khoa học bị giới hạn nhưng hợp chất hóa sinh của cám gạo xứng đáng để chúng ta tiếp tục khám phá những phương pháp trị liệu dinh dưỡng và ứng dụng thực phẩm y học từ cám gạo", giáo sư Ryan kết luận.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.