Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chế độ ăn dành cho người liệt dạ dày

Liệt dạ dày có thể xảy ra tự phát (có nghĩa là chúng ta không biết nguyên nhân gây ra) hoặc nó có thể là do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2, đặc biệt nếu bạn trải qua thời gian dài với đường máu cao.

Chế độ ăn dành cho người liệt dạ dày

Liệt dạ dày là tình trạng khi những tổn thương thần kinh làm tăng thời gian cần thiết để thức ăn đã được tiêu hóa một phần di chuyển từ dạ dày đến ruột non của bạn. Tuân theo chế độ ăn dành cho bệnh nhân liệt dạ dày có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng.

Liệt dạ dày có thể xảy ra tự phát (có nghĩa là chúng ta không biết nguyên nhân gây ra) hoặc có thể là do bệnh tiểu đường type 1 hoặc type 2, đặc biệt nếu bạn trải qua thời gian dài với đường máu cao.

Thay đổi chế độ ăn uống cho liệt dạ dày

Nếu các triệu chứng của bạn trầm trọng, bạn có thể cần tuân theo chế độ ăn uống này trong một vài ngày. Bạn có thể tuân theo một chế độ ăn uống toàn là chất lỏng miễn là chất lỏng này không có lượng chất béo cao. Và khi các triệu chứng của bạn được cải thiện, bạn có thể chuyển sang chế độ ăn cho bệnh liệt dạ dày.

Thay đổi sang chế độ ăn uống đặc biệt của bạn có thể hơi khác với người khác, tùy thuộc vào bất kỳ vấn đề tiêu hóa nào khác mà bạn có thể có, chẳng hạn như không dung nạp lactose hoặc bệnh celiac.

Tuy nhiên dù dành cho ai đi chăng nữa, chế độ ăn cho người liệt dạ dày vẫn có những điểm chung dưới đây:

Ăn các bữa ăn nhỏ. Dạ dày của bạn đang gặp khó khăn trong việc đưa thức ăn vào ruột non, vì vậy ăn các bữa ăn nhỏ mỗi ngày vài lần có thể giúp bạn điều trị bệnh dễ dàng hơn. Hãy suy nghĩ về sáu (hoặc nhiều hơn) bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì ba bữa lớn.

Cắt giảm chất béo. Chất béo trong chế độ ăn uống làm chậm hoạt động của dạ dày vì vậy tuân theo một chế độ ăn ít chất béo có thể có lợi cho bạn.

Tránh thực phẩm chiên, các sản phẩm sữa chứa hàm lượng chất béo cao, thịt béo, các món tráng miệng chất béo cao và súp kem. Chọn các sản phẩm sữa ít béo và không béo, thịt mềm, thịt nạc như gà, gà tây hay cá. Bạn có thể sử dụng một chút kem chua, bơ hoặc bơ thực vật, nhưng chỉ đủ để có thêm hương vị cho bữa ăn của bạn. Một thìa canh hoặc hai quả bơ đậu phộng mềm sẽ không là vấn đề, nhưng đừng ăn quá nhiều vì nó có nhiều chất béo.

Giảm lượng chất xơ ăn vào. bạn thường muốn ăn nhiều chất xơ hơn nhưng vì nó làm chậm quá trình hoạt động của dạ dày, ăn quá nhiều chất xơ có thể làm cho liệt dạ dày trở nên tồi tệ hơn. Tránh các loại thực phẩm giàu chất xơ như bông cải xanh, ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, bắp cải, đậu, các loại hạt. Chọn bánh mì trắng và mì ống, bánh quy, chuối và dưa chín.

Ăn các thức ăn mềm. Bạn không cần phải từ bỏ trái cây và rau quả, nhưng bạn có thể cần phải tránh rau sống và vỏ của các loại quả. Rau có thể được hấp, xào hoặc luộc. Trái cây phải chín hoàn toàn, nấu chín, đóng hộp hoặc ép lấy nước (không được nghiền nát). Tránh trái cây và hoa quả được nghiền nát hoặc nhiều hạt. Chọn khoai tây nướng hoặc khoai luộc mà không có vỏ, nước cà chua, nước sốt cà chua, bánh pudding và gelatin.

Giữ thức ăn trong dạ dày của bạn quá lâu là một vấn đề vì nó có thể dẫn đến sự tăng trưởng của vi khuẩn hoặc dẫn đến sự hình thành các lớp vỏ cứng của thực phẩm gọi là bezoars. Những bezoar này không tốt vì chúng có thể chặn đường đi dẫn từ dạ dày đến ruột non. Thay đổi chế độ ăn uống của bạn có thể không chữa khỏi chứng liệt dạ dày, nhưng nó giúp bạn dễ dàng điều trị các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng khác.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chứng liệt dạ dày ở bệnh nhân tiểu đường

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm