Có thể, nhưng chỉ với một vài trường hợp thôi. Một nghiên cứu mới đây của Israel đã cho thấy hệ tiêu hóa của một số người bị thống trị bởi các lợi khuẩn được đưa từ ngoài vào, nhưng số khác thì lại bị đào thải lợi khuẩn. Và trong một nghiên cứu khác, nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng cùng với kháng sinh, lợi khuẩn thực sự có thể làm kìm hãm sự phát triển vi khuẩn tự nhiên của đường ruột.
Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học muốn đưa ra cảnh báo về việc dùng probiotic tràn lan hiện nay. Đừng nghĩ rằng chúng là một loại thần dược của hệ tiêu hóa có thể phù hợp với tất cả mọi người.
Gần đây, hàng triệu cá nhân đang tiêu thụ probiotic với hy vọng hệ tiêu hóa sẽ ngày càng khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa được nhiều bệnh tật. Nhưng điều đó không hẳn là đúng như chũng ta vẫn nghĩ. Việc bổ sung lợi khuẩn nên tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi cá nhân.
Probiotic là những vi sinh sinh vật sống, thường là vi khuẩn, được cho là mang lại nhiều lợi ích với sức khỏe con người. Probiotic được nghiên cứu trong rất nhiều bệnh tật chẳng hạn như tiêu chảy do sử dụng kháng sinh, dị tật tiêu hóa, sâu răng, dị ứng, eczema, bệnh gan và thậm chí là cả bệnh cúm. Nhưng không có bất cứ một tín hiệu nào cho thấy probiotic giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Hiện tại bổ sung probiotic vẫn là một trào lưu rất phổ biến. Theo khảo sát năm 2012, khoảng 4 triệu người Mỹ nói rằng họ thường xuyên sử dụng probiotic hoặc prebiotic (thức ăn của lợi khuẩn) trong một tháng. Thực ra nhiều nhà khoa học khuyến cao, chúng ta chỉ nên sử dụng probiotic như một loại thuốc, nghĩa là khi nào có bệnh thì mới dùng chúng để điều trị. Người ta cũng thấy rằng, lợi khuẩn được bổ sung từ ngoài vào khác hẳn với những lợi khuẩn bản địa cư trú trong hệ tiêu hóa thường ngày.
Những người tham gia nghiên cứu trên được bổ sung 11 chủng probiotic. Sau ba tuần, những người đều được nội soi để xem xét có bất cứ một thay đổi nào khác hay không. Kết quả của những người được bổ sung probiotic được chi làm 2 loại. Nhóm một, hệ tiêu hóa cho phép các loại vi khuẩn bổ sung cư trú ở hệ tiêu hóa. Nhóm còn lại, đào thải vi khuẩn bổ sung và không hề có sự thay đổi đáng kể nào hệ vi sinh đường ruột. Những nhà nghiên cứu cho rằng đó là do ảnh hưởng bỏi hệ vi sinh đưỡng ruột và gen của chính họ.
Đã đến lúc cần phải cảnh báo về việc bổ sung lợi khuẩn tràn lan hiện nay bởi vì không đủ bằng chứng để chỉ ra chúng hiệu quả cải thiện vấn đề sức khỏe. Cách tốt nhất để có hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh đó là hãy ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lợi khuẩn có thể giúp tăng cường trí nhớ ở bệnh nhân Alzheimer
Có lẽ bạn đã nghe nói rằng việc có tư thế tốt là khá quan trọng. Điều đó cũng đúng với tư thế ngủ của bạn. Các tư thế ngủ khác nhau có ảnh hưởng đến vai, cổ và cột sống của bạn. Dưới đây là những điều bạn cần biết khi tìm tư thế ngủ lành mạnh nhất cho mình.
Để duy trì một sức khỏe tốt, bạn nên chú ý tới các dấu hiệu viêm nhiễm có thể xuất hiện trên cơ thể. Chúng được coi là các tác nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, ung thư, tiểu đường và béo phì.
Lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp (LDL), là loại cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột qụy. Cholesterol LDL đóng vai trò quan trọng trong việc tích tụ các chất béo bên trong động mạch, có thể khiến các mạch máu bị thu hẹp theo thời gian, làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Các loại phô mai từng bị coi là thực phẩm kém lành mạnh vì hàm lượng chất béo bão hòa cao, có thể làm tăng cholesterol trong cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu mới cho thấy chúng cũng có thể mang tới những lợi ích nhất định.
Bệnh tiểu đường có lẽ được biết đến nhiều nhất với các triệu chứng điển hình như lượng đường trong máu cao và đi tiểu thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý này cũng có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến bàn chân và cẳng chân của bạn. Điều này đòi hỏi người bệnh phải biết cách chăm sóc tốt cho bàn chân của mình. Dưới đây là lý do tại sao bạn nên chăm sóc đặc biệt cho phần chi dưới nếu mắc bệnh tiểu đường và cách chăm sóc bàn chân dành cho người tiểu đường.
Bơ động vật và bơ thực vật là nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực, nhất là với ngành bánh. Nó không chỉ góp phần tạo nên hương thơm đặc trưng mà còn giúp chiếc bánh thêm mềm mịn hơn. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc loại bơ nào bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe hơn?
Hệ miễn dịch là một trong những "tuyến phòng thủ" của cơ thể giúp chống lại các tác nhân bên ngoài. Hệ miễn dịch không khỏe sẽ khiến cơ thể dễ mắc nhiều bệnh. Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng tăng cường khả năng miễn dịch, điển hình là việc cung cấp 5 dưỡng chất sau.
Vitamin B12 là một vi chất quan trọng đối với cơ thể. Vì vậy, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm vấn đề về lưỡi.