Hướng dẫn bổ sung probiotics, lợi khuẩn cho cơ thể
Dưới đây là 2 bước bạn nên biết để bổ sung probiotics hiệu quả cho cơ thể, theo Livestrong:
Bước 1: Ăn các thực phẩm giàu probiotics
Dưa chua, kim chi, sữa chua, trà kombucha và các thực phẩm từ sữa lên men khác… đều là nguồn cung cấp rất giàu probiotics, đặc biệt là lactobacilli - một chủng vi khuẩn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm nấm men.
Theo trường Đại học Y khoa Harvard: “Bổ sung probiotics giúp phục hồi sự cân bằng của hệ vi sinh vật, không chỉ mang lại những lợi ích đối với đường tiêu hóa, mà còn hữu ích trong điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu…”.
Bước 2: Sử dụng sản phẩm bổ sung
Ngoài việc bổ sung probiotics thông qua chế độ ăn, bạn cũng có thể dùng một số sản phẩm, chế phẩm, thực phẩm chức năng để bổ sung thêm probiotics. Đây là những chất bổ sung có chứa lượng vi khuẩn sống ở dạng không hoạt động.
Tuy nhiên, hãy nhớ kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, ngày hết hạn, vì hiệu quả của các vi khuẩn này có thể bị suy giảm dần theo thời gian. Bên cạnh đó, bạn nên tìm mua sản phẩm uy tín để tránh những phiền phức không đáng có do chất lượng sản phẩm.
Lời khuyên
Sử dụng thuốc kháng sinh có thể sẽ giết chết cả vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt trong cơ thể. Do đó, tốt nhất bạn nên bổ sung các probiotics sau khi điều trị bằng kháng sinh.
Cảnh báo
Đại học Y khoa Harvard khuyến cáo, cơ thể mỗi người là khác nhau, do đó nhu cầu về các chủng vi khuẩn cũng sẽ khác nhau. Vì vậy, nếu bạn có ý định bổ sung probiotics, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, bác sỹ có thể đưa ra những lời khuyên phù hợp.
Thanh long là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm mức cholesterol “xấu” và tốt cho người bệnh đái tháo đường.
Mùa xuân, với tiết trời ấm áp, dễ chịu và không khí trong lành, là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những giấc ngủ ngon và sâu giấc. Cả gia đình có thể cùng nhau quây quần, thư giãn sau một ngày dài hoạt động.
Ở tuổi 70, bà Lê Thị Thanh (quận Hoàng Mai, Hà Nội) luôn lo lắng vấn đề xương khớp, mỡ máu, tiền đình. Vì thế, ai mách loại thực phẩm chức năng nào, bà Thanh đều tìm hiểu rồi mua về uống. Khi con cháu hỏi thì bà Thanh khẳng định: “toàn thuốc bổ cả, uống vào không sao hết”.
Các nhà khoa học đang nỗ lực khám phá những yếu tố sinh học và môi trường ảnh hưởng đến quá trình lão hóa ở nam và nữ. Mục tiêu là tìm ra những phương pháp can thiệp hiệu quả, giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho cả hai giới.
Có một số giả thuyết được đưa ra để lý giải về nguyên nhân gây ra tình trạng "căng da bụng trùng da mắt" và bài viết này sẽ giúp bạn tìm cho mình một số giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra.
Salad từ lâu đã trở thành món ăn ưa chuộng của những người đang giảm cân hay đang tuân thủ chế độ ăn uống "healthy". Tuy nhiên, không ít người lại cảm thấy khó chịu và đầy bụng sau khi ăn salad. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này?
Chúng ta đều từng bị đau chân tại một thời điểm nào đó trong đời. Chẳng hạn như đau do bị ngã hoặc bị chuột rút, nhưng những cơn đau đó thường nhanh chóng qua đi khi bạn sử dụng thuốc giảm đau.
Nghiên cứu gần đây tại Mỹ cho thấy, trà không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn có thể giúp loại bỏ kim loại nặng trong nước.