Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

​7 điều bạn cần biết trước khi bổ sung Probiotic

Để probiotics phát huy lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo 7 điều sau trước khi lựa chọn sử dụng.

​7 điều bạn cần biết trước khi bổ sung Probiotic

Ban đầu, probiotics được khẳng định những tác dụng tuyệt vời như giảm những rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và trào ngược dạ dày. Không những vậy, gần đây, probiotics còn được quảng bá với những tác dụng khác như chống dị ứng và trầm cảm, tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí giảm nhẹ tình trạng các bệnh như  Alzheimer, tiểu đường  và đau nửa đầu. Từ đó, probiotics không chỉ có trong sữa chua và các thực phẩm lên men khác như dưa muối mà còn được bổ sung vào nước uống hoặc đồ ăn dinh dưỡng.

Vào thập kỉ trước, các nhà khoa học đã phát hiện rằng  lượng 1,4kg vi sinh vật trong hệ tiêu hóa – gồm 40 nghìn tỉ vi khuẩn, nấm và vi rút – gọi là hệ vi sinh vật – sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường giàu dinh dưỡng trong ruột. Chúng chỉ là những sinh vật theo đúng nghĩa, làm việc với cơ thể để khai thác chất dinh dưỡng từ thức ăn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh và cải thiện hệ miễn dịch. Và bất cứ sự xáo trộn nào đối với hệ vi khuẩn đường ruột đều liên quan đến các vấn đề như hội chứng ruột kích thích.

Probiotic có thể ở dạng viên uống

Trong số hàng trăm chủng probiotic đã biết, các nghiên cứu chỉ mới chứng minh một số probiotic có khả năng chữa trị các triệu chứng cụ thể. Và không có bằng chứng rằng chúng sẽ phát huy nhiều lợi ích đối với hệ vi khuẩn ở người khỏe mạnh.

Ở châu Âu, nơi thuốc bổ được kiểm soát một cách nghiêm ngặt, từ probiotic không được dùng để phục vụ cho bất kỳ tuyên bố sức khỏe nào. Hình thức quảng bá duy nhất được chấp nhận liên quan đến vi sinh vật là “sữa chua men sống cải thiện mức độ lactose trong hệ tiêu hóa." Để probiotics phát huy lợi ích tốt nhất cho sức khỏe, bạn hãy tham khảo 7 điều sau trước khi lựa chọn sử dụng.

Probiotics chỉ có tác dụng nhất thời

Khi bạn ăn thực phẩm chứa hoặc uống viên bổ sung probiotic, các lợi khuẩn sẽ không tồn tại trong hệ sinh thái đường ruột mãi mãi cùng những vi khuẩn đã có sẵn. Probiotic có thể giúp dẹp bỏ vi sinh vật gây bệnh (đó là lý do vì sao probiotic được chứng minh tác dụng chống tiêu chảy do vi khuẩn), tuy nhiên cuối cùng thì chúng cũng đi ra ngoài theo đường đại tiện.

Vì vậy, không phải cứ bổ sung càng nhiều lợi khuẩn thì càng tốt vì rốt cục cơ thể cũng sẽ thải ra. Nếu bạn muốn tăng lợi ích của probiotic, hãy bổ sung chúng thường xuyên.

Có thể probiotic bạn đang bổ sung không phải loại có hiệu quả nhất

Nhiều chủng probiotic được bổ sung vào thực phẩm vì chúng an toàn, sản xuất dễ dàng và chi phí rẻ. Chúng không nhất thiết là loại có tác dụng lâu dài nhất hay có khả năng chữa bệnh. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm hiểu các chủng probiotic tối ưu cho từng bệnh cụ thể.  .

Quan tâm đến chi tiết

Hãy đảm bảo bạn tìm đúng chủng probiotic cho vấn đề sức khỏe của mình (chẳng hạn, vi khuẩn lactobacillus có rất nhiều dạng, ví dụ Lactobacillus acidophilous và Lactobacillus reuteri, từng loại có tác dụng với những bệnh khác nhau). Sản phẩm cần chắc chắn chứa tối thiểu một tỉ CFU (số đơn vị khuẩn lạc) trong một khẩu phần, lượng ước tính để đạt lợi ích về sức khỏe. Nếu chỉ số này không có trên nhãn, đừng vội chắc chắn sản phẩm đem lại lợi ích sức khỏe như cam kết. Đối với kefir và sữa chua, hãy tìm loại có men sống hoặc men sống có hoạt tính.  

Probiotic nhạy cảm với tác động từ bên ngoài

Hãy lưu ý rằng ngay cả chỉ số CFU trên nhãn sản phẩm lớn, số lượng vi khuẩn đó có thể sẽ giảm đi khi bản sử dụng. Đó là vì probiotic là những sinh vật sống, chúng có thể chết khi nhiệt độ quá nóng, (bạn cần bảo quản trong tủ lạnh nếu nhãn sản phẩm chú thích như vậy). Nếu sản phẩm chứa probiotic để ở thời gian dài với nhiệt độ không phù hợp trong quá trình vận chuyển và bày lên kệ, chất lượng sẽ bị ảnh hưởng. Sản phẩm chứa probiotic cũng sẽ bị phân rã theo thời gian, vì vậy hãy chọn loại có ngày hết hạn xa nhất.

Một số chủng không thể sống sót với nồng độ axit trong dạ dày của bạn. Vì vậy, khi lựa chọn thuốc bổ, hãy chú ý loại có vỏ vì lớp vỏ sẽ giúp vi khuẩn còn nguyên vẹn khi đến nơi cần phát huy tác dụng. Nếu chỉ có loại không vỏ, bạn hãy dùng chúng với thực phẩm giúp hạn chế tác động xấu đến probiotic. 

Không có chủng probiotic toàn năng

Ngay cả đối với tác dụng trên tiêu chảy - tác dụng phổ biến nhất của probiotic. Bạn có thể chứng kiến vài người tuy dùng cùng một loại probiotic nhưng chỉ một người cho thấy tác dụng đáng kể. Đó là vì hệ vi khuẩn đường ruột ở mỗi người lại có một đặc trưng riêng, bị ảnh hưởng bởi tuổi, gen và giới tính. Ví dụ, theo nghiên cứu trên động vật từ Đại học Texas cho thấy hệ vi khuẩn ở con đực và con cái phản ứng khác nhau đối với cùng một khẩu phần. Các nhà khoa học hiện nay đang nghiên cứu cách khai thác hệ vi khuẩn trong cơ thể để điều trị bệnh.

Probiotic cần prebiotic

Vi khuẩn trong ruột của bạn – kể cả vi khuẩn tạm thời hay cư trú – đều cần “thức ăn” để tiêu thụ, gọi là prebiotic. Hãy bổ sung prebiotic, carbonhydrat không tiêu để cung cấp thực phẩm cho lợi khuẩn, giúp chúng nhân lên. Một mặt, đó là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, mặt khác chúng giúp tái lập hệ vi sinh đã bị xáo trộn do các tác nhân như stress. Một nghiên cứu gần đây cho thấy chuột được bổ sung prebiotic ngủ ngon hơn sau khi bị căng thẳng.

Bạn nên bổ sung hàng ngày ở dạng thực phẩm thay vì dạng viên, vì khó để có được lượng bổ sung cần thiết ở dạng viên. Prebiotic được tìm thấy trong yến mạch nguyên hạt, hành, tỏi và măng tây.

Xem thêm thông tin về bài viết Bổ sung probiotic cho phụ nữ có thai và đang cho con bú có lợi cho trẻ

Ts.Bs. Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm