Người mắc sốt xuất huyết sẽ có những triệu chứng như sốt, đau đầu, đau mình mẩy, đau cơ, khớp (rất giống với triệu chứng của cảm sốt thông thường hay cảm cúm...) và xuất huyết.
Không dùng thuốc aspirin khi bị sốt xuất huyết.
Aspirin có tác dụng để hạ sốt và giảm đau (mức độ nhẹ và vừa). Thế nhưng thuốc chỉ an toàn khi sử dụng ở người khỏe mạnh, bình thường, không có các bệnh lý như hen, dị ứng, loét dạ dày hoặc tá tràng đang hoạt động, suy tim vừa và nặng, suy gan, suy thận... Người có bệnh ưa chảy máu, giảm tiểu cầu tuyệt đối không được dùng.
Trong bệnh sốt xuất huyết, người bệnh sẽ bị rối loạn đông máu, khiến cơ thể dễ bị chảy máu (xuất huyết) và giảm tiểu cầu. Ở thể nhẹ sẽ bị xuất huyết dưới da với các chấm đỏ trên da hoặc vết bầm. Ở thể nặng sẽ gây chảy máu răng, chảy máu cam, nôn (ói) ra máu hoặc tiêu phân đen. Trong khi đó, aspirin lại ngăn sự tập kết tiểu cầu, chống đông máu (nên sẽ chống lại quá trình cơ thể tự cầm máu khi bị chảy máu do sốt xuất huyết), gây loét dạ dày tá tràng và có thể gây xuất huyết dạ dày... làm cho việc chảy máu do sốt xuất huyết gây ra kéo dài hơn và không cầm được (nhất là xuất huyết đường tiêu hóa). Kết quả làm cho bệnh sốt xuất huyết trầm trọng thêm, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Điều nguy hiểm là các triệu chứng của sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với các ca sốt virut thông thường nên nhiều người đã tự ý mua aspirin về dùng mà không biết mình đang bị sốt xuất huyết, nên đã xảy ra tai biến... Vì vậy, khi bị những triệu chứng trên (nhất là trong mùa dịch) mà chưa loại trừ được sốt xuất huyết thì tuyệt đối không được dùng aspirin tôi để hạ sốt. Người bệnh cần đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán để được dùng thuốc thích hợp và điều trị kịp thời.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt xuất huyết ở trẻ em
Vitamin A từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng tăng cường thị lực. Tuy nhiên nó còn có nhiều chức năng khác, đặc biệt nó hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm viêm và nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe. Ngày nay các bậc cha mẹ đã được nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của vi chất dinh dưỡng đối với trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất an toàn và hiệu quả.
Tampon là gì? Ai có thể dùng tampon? Con bạn có dùng được không? Chuyên gia sẽ hướng dẫn và giải thích cho bạn, đồng thời đưa ra những ưu nhược điểm khi dùng Tampon.
Trong mùa thi, nếu các sĩ tử chỉ miệt mài học mà không quan tâm chế độ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và khó có thể đạt kết quả như mong muốn.
Dưới đây là danh sách các chứng bất dung nạp thực phẩm phổ biến nhất. Bài viết cũng sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bất dung nạp thực phẩm khác với dị ứng thực phẩm như thế nào, cách phát hiện xem bạn có bất dung nạp thực phẩm hay không và bạn có thể làm gì nếu bất dung nạp một loại thực phẩm cụ thể.
Đối với người bệnh viêm khớp, thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà có thể trở thành một phần trong kế hoạch điều trị tổng thể do bác sĩ chỉ định.
Một số thai phụ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch, tiền sản giật... cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý đặc thù phòng ngừa biến chứng cho cả mẹ và con.
1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Sau này còn 1 giai đoạn cuối cho phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì