Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 22.000 người chết mỗi năm bởi đại dịch sốt xuất huyết, hơn một nửa nạn nhân là trẻ em. Vốn dĩ đây không phải là căn bệnh khó lường, nhưng đối tượng trẻ nhỏ lại rất dễ bị mắc phải và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu cha mẹ lơ là, coi thường các triệu chứng ban đầu.
Để không xảy ra những trường hợp đáng tiếc, cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ về căn bệnh này và phòng tránh, điều trị cho con kịp thời.
Thông thường trẻ bị sốt xuất huyết cần phải được theo dõi trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi bị sốt. Cha mẹ cũng cần lưu ý xem thời điểm đó có đang ở trong giai đoạn bùng phát dịch, hoặc xung quanh môi trường sống có người đang mắc bệnh hay không.
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em thường bắt đầu khởi phát 4-6 ngày sau khi bị nhiễm virus. Những biểu hiện phổ biến thể hiện qua 3 giai đoạn tiến triển của bệnh.
Trong 30 quốc gia có mật độ lưu hành sốt xuất huyết cao nhất thế giới, Việt Nam đứng thứ ba. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, là môi trường lý tưởng cho loài muỗi vằn Aedes Aegypti lây truyền virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết sang người khỏe mạnh. Không giống các loài muỗi thông thường, muỗi Aedes Aegypti là những kẻ hút máu vào ban ngày. Giờ hoạt động cao điểm của chúng là vào sáng sớm và chiều tà, trước khi mặt trời lặn.
Thời kỳ ủ bệnh sốt xuất huyết kéo dài từ 3-14 ngày (trung bình là 4-7 ngày) từ khi bị muỗi vằn đốt và truyền virus sốt xuất huyết vào cơ thể.
Tùy theo cơ địa nhạy cảm, khả năng miễn dịch, tuổi tác… của mỗi người mà thời kỳ ủ bệnh ngắn hoặc kéo dài khác nhau. Virus Dengue nhân lên đến ngưỡng đủ lớn sẽ tạo ra các triệu chứng trên cơ thể.
Sau thời kỳ ủ bệnh sẽ là thời kỳ bị sốt xuất huyết cấp. Thời kỳ này xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu mà giống như cảm cúm nặng kéo dài 2-7 ngày. Nhưng đây chưa phải là thời kỳ nguy hiểm nhất.
Trẻ sốt cao đột ngột 39-40 độ trong 2-7 ngày. Người lừ đừ, mệt mỏi, nhức đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau họng, buồn nôn, nôn, kèm viêm họng, viêm hô hấp trên, sổ mũi, tiêu chảy, dễ nhầm lẫn với cảm sốt thông thường.
Nếu sốt cao thì hạ sốt bằng paracetamol theo chỉ định của bác sĩ (tổng liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ). Tuyệt đối không dùng aspirin, analgin, ibuprofen vì chứa thành phần kháng viêm không steriod chống đông máu, làm tình trạng xuất huyết nghiêm trọng hơn, nguy hiểm đến tính mạng. Nếu thân nhiệt vẫn không hạ thì cha mẹ có thể lau mát bằng nước ấm cho trẻ, nằm phòng điều hòa 27-28 độ C.
Mất nước kéo dài được xem là nhân tố chính khiến bệnh trở nặng và dẫn đến tử vong. Do đó, cần chú ý bù nước, tốt nhất là uống oresol. Bệnh nhân đang sốt cao, phản ứng của cơ thể rất mạnh, không tự ý truyền dịch để tránh gây sốc phản vệ.
Sau thời kỳ phát bệnh, trẻ thường sẽ hết sốt, nhưng đây mới là thời kỳ nguy hiểm nhất. Trong giai đoạn này, trẻ cần được sự chăm sóc y tế thích hợp để tránh các biến chứng đe dọa tính mạng bao gồm: xuất huyết dạ dày, não, niêm mạc, trụy tim…
Lúc này, virus đã làm suy yếu hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu, tiểu cầu đã giảm đáng kể. Trẻ giảm sốt và có thể thêm biểu hiện thoát huyết tương với các biểu hiện tràn dịch màng phổi, màng bụng, nề mi mắt và da căng, tay chân lạnh. Thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn tới tình trạng sốc, vật vã, da lạnh, tim đập nhanh, huyết áp tăng giảm đột ngột. Có thể xuất huyết dưới da (chảy máu cam, chảy máu chân răng, da bầm tím) và nội tạng (xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, chảy máu phổi, chảy máu trong cơ).
Cần đưa trẻ ngay vào bệnh viện nếu sốt cao trên 2 ngày, có một trong các dấu hiệu như quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.
Căn bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hiện chưa có biện pháp đặc trị nào. Đối với trường hợp bệnh diễn biến nặng, nếu bé được nhập viện theo dõi và chăm sóc kịp thời, tỷ lệ tử vong sẽ giảm từ 20% xuống còn 1%.
Nếu không gặp biến chứng, thể trạng trẻ sẽ phục hồi dần, có cảm giác thèm ăn, khát nước, đi tiểu nhiều và huyết động ổn định, nhịp tim bắt đầu chậm lại. Xét nghiệm máu cho thấy số lượng tiểu cầu, bạch cầu tăng lên.
Bố mẹ cần phát quang bụi rậm xung quanh môi trường sống để tiêu diệt muỗi, lăng quăng. Chăm dọn dẹp nhà sạch sẽ, nhất là những vị trí như gầm bàn, gầm tủ, kệ sách để muỗi không có nơi trú ẩn. Với các dụng cụ chứa nước như bể chứa, chum, vại, bố mẹ cần đậy kín, thả cá bảy màu vào để diệt lăng quăng, bọ gậy.
Các dụng cụ khi không dùng đến cần được úp xuống. Các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh khu vực sống như vỏ lon, chai, mảnh lu vỡ, vỏ dừa, vỏ lốp xe cũ… cần được thu gom và mang đi tiêu hủy.
Ngoài ra, không nên cho trẻ vui chơi gần những nơi ao tù nước đọng, nhiều cây cối, góc tối, đặc biệt là vào sáng sớm hoặc khi trời nhá nhem. Nếu cho con ra ngoài, nên mặc quần dài, áo dài. Ở trong nhà, nên cho con ngủ trong màn, dùng tinh dầu đuổi muỗi.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt xuất huyết ở trẻ em
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.