Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh lý xương khớp từ... giày cao gót

Giày cao gót là thứ đồ không thể thiếu của mỗi chị em. Thậm chí để “ăn gian” chiều cao, nhiều chị em còn đi những đôi giày cao lênh khênh. Nhiều bệnh lý xương khớp xuất hiện từ việc sử dụng những đôi giày cao gót này.

Tại sao đi giày cao gót lại gây bệnh xương khớp?

Bàn chân là bộ phận không chỉ có chức năng di chuyển cơ thể mà nó còn là trụ đỡ tạo sự cân bằng. Việc thường xuyên đi giày cao gót sẽ tác động tới hệ thống xương khớp, phá vỡ sự liên kết giữa cơ xương và khớp. Phụ nữ có thói quen mang giày cao gót sẽ vô tình làm tăng sức ép lên đầu gối khoảng 25%. Khi đầu gối phải chịu áp lực trong thời gian dài nó sẽ bị căng cơ dẫn tới đau nhức và dễ mắc các bệnh xương khớp.

Thường xuyên đi giày cao gót sẽ khiến cơ thể nghiêng về phía trước, tạo áp lực ở lưng dưới, cột sống, thắt lưng và cả hông, đầu gối. Áp lực này sẽ tác động trực tiếp lên cột sống gây ra hậu quả làm mắc kẹt, chèn ép lên các sợi dây thần kinh dẫn tới các bệnh lý xương khớp. Đi giày cao gót làm mất cân bằng, khả năng bị ngã do mang giày cao gót sẽ cao hơn nó có thể dẫn tới bị bong gân hoặc vỡ mắt cá chân.

benh-ly-xuong-khop-tu-giay-cao-got-1

Đi giày cao gót làm mất cân bằng, khả năng bị ngã do mang giày cao gót sẽ cao hơn nó có thể dẫn tới bị bong gân hoặc vỡ mắt cá chân.

Ảnh hưởng của giày cao gót tới xương khớp

Gây viêm khớp: Việc đi giày cao gót thường xuyên sẽ làm tăng sức ép lên đầu gồi và gót chân, điều này nếu như kéo dài thì sẽ làm bào mòn khớp gối và có thể làm tổn thương sụn khớp gây nên tình trạng viêm khớp.

Gây đau nhức chân: Giày cao gót khoảng 7cm, dù là gót nhọn hay gót bằng, đều gây áp lực lên xương bánh chè cao hơn 30% so với giày đế thấp. Vị trí khớp thứ hai bị ảnh hưởng lớn, đó là khớp cổ chân và gót chân. Do trọng lượng cơ thể bị dồn xuống mũi chân, khớp cổ chân bị ở tư thế gập quá lâu sẽ khiến bị đau nhức. Đi giày cao gót cũng ảnh hưởng đến gân Achilles là gân mặt sau của chân. Khi phía trước bàn chân bị chúi xuống do gót giày, gân Achillles sẽ bị co lên. Gót giày càng cao thì cơ gân càng bị dồn nén ngắn, việc này dẫn đến hiện tượng đau nhức gót.

Dễ gây tê buốt xương khớp: khi trọng lực dồn nén xuống mũi chân sẽ làm cho bàn chân bị bè ra, các dây thần kinh bị chèn ép dưới bàn chân sẽ dễ làm chân bạn bị tê buốt, đau nhức.

Gây cong vẹo cột sống: Giày cao gót tác động không nhỏ tới hệ thống xương khớp nhất là cột sống. Cụ thể, đi giày cao gót khiến độ thăng bằng của cơ thể giảm đi, đẩy trọng tâm của người về phía trước để lấy tư thế cân bằng. Tư thế này làm cho hông, cột sống và khớp gối bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Về lâu dài sẽ dẫn tới hiện tượng nhức mỏi lưng vì hệ cơ phải làm việc quá sức, đau lưng, theo thời gian, nó sẽ khiến cột sống và khớp gối yếu, nhanh lão hóa, gây đau nhức, vẹo cột sống...

Gây thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là tình trạng dễ gặp nhất nếu như bạn đi giày cao gót thường xuyên, tuy nhiên thoái hóa khớp không diễn ra ngay mà chúng kéo dài nhiều năm liền mới phát bệnh

Gây dị dạng bàn chân: Khi đi giày cao gót kín mũi trong thời gian lâu, bàn chân sẽ bị gò bó trong tư thế “dốc”. Điều đó khiến sức nặng của cơ thể dồn về phía mũi chân... sẽ gây ra hiện tượng phù nề và đau nhức mũi chân.

Đi giày cao gót còn có thể tạo ra các u dầy thần kinh Morton và dị dạng bàn chân, nhất là đối với giày cao gót cùng mũi giày nhọn và hẹp gây bó ép các tổ chức xung quanh dây thần kinh của ngón chân 3 và 4.

Giày chật khít còn gây biến dạng, trồi xương ngón chân ở người có ngón chân cái to, do lực tác động tại vùng này rất lớn. Ngoài ra, nếu giày cao gót quai hậu bó khít, da cứng còn gây phình xương gót được gọi là biến dạng Haglund.

Ảnh hưởng xấu tới khả năng tình dục và sinh sản: khi thường xuyên đi những đôi giày chỉ cần cao 5cm cũng đã ảnh hưởng tới khả năng sinh con của phụ nữ. Điều này có thể giải thích là: Khi áp lực cơ thể quá lớn dồn về phía trước bàn chân có thể làm khung xương chậu sẽ bị lệch sang một bên, máu lưu thông đến tử cung sẽ giảm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho hiện tượng kinh nguyệt thất thường, đau bụng kinh, thậm chí giảm khả năng thụ thai.

Sự kém lưu thông  máu tới cơ quan sinh sản còn làm giảm ham muốn tình dục. Ngoài ra, để giữ được tư thế thăng bằng khi trọng tâm của các bộ phận ở phần dưới cơ thể hướng về phía trước, các bộ phận phía trên cơ thể sẽ phải duy trì sự cân bằng, làm cho cơ bắp thêm mệt mỏi, dễ bị chuột rút... cùng với hệ xương khớp bị ảnh hưởng như trên đã nêu cũng là nguyên nhân dẫn tới suy giảm ham muốn tình dục.

Cách nào để hạn chế bệnh xương khớp do đi giày cao gót?

Thật khó để bỏ thói quen đi giày cao gót vì nó là một phần để tôn lên vẻ đẹp và vóc dáng của người phụ nữ. Tuy nhiên nếu lạm dụng điều này sẽ gây hại cho xương khớp.

Để giúp chị em cân bằng vấn đề này, vừa có thể diện những đôi giày cao đẹp này mà không khiến xương khớp đau nhức, các bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây: Chọn đôi giày cao gót có chiều cao thấp hơn 7cm để giảm áp lực lên xương khớp chân, đầu gối và cột sống lưng từ đó phòng bệnh hiệu quả. Đi giày phù hợp với size chân vì đi giày quá rộng sẽ khiến chân trượt về phía trước nhiều hơn vào tạo sức ép vào ngón chân. Còn đi giầy quá chật sẽ dễ làm tổn thương cơ gân ở gót chân dẫn tới đau nhức và mắc bệnh xương khớp. Có thể mang theo một đôi giày bệt để thay đổi khi chân bị mỏi. Đặc biệt với chị em làm văn phòng khi đã tới công ty nên tháo giày cao gót thay bằng dép để giúp mang lại cảm giác thoải mái mà tốt cho hệ thống xương. Hãy sử dụng thêm một chiếc lót giày làm từ chất liệu mềm để giúp đôi chân thoải mái hơn. Mỗi tối nên massage chân trước khi đi ngủ để giúp xương khớp ở vị trí này được thư giãn từ đó phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm bạn với giày cao gót

BS. Ngọc Hồng - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm