Người uống thuốc Glipizide điều trị đái tháo đường cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý
Thuốc Glipizide giúp tuyến tụy giải phóng nhiều insulin hơn, từ đó giúp người bệnh đái tháo đường type 2 kiểm soát đường huyết. Nhìn chung, thuốc Glipizide đem lại hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với chế độ ăn lành mạnh. Một số thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến tác dụng của Glipizide.
Người được bác sĩ kê đơn thuốc hạ đường huyết Glipizide nên hạn chế những thực phẩm, đồ uống sau trong chế độ ăn:
Đồ uống có cồn
Nghiên cứu cho thấy ở người bệnh đái tháo đường, rượu bia có thể ảnh hưởng đến khả năng ổn định đường huyết của cơ thể. Kết hợp rượu với thuốc Glipizide có thể dẫn đến hạ đường huyết, nếu không được phát hiện và điều trị ngay lập tức có thể gây nguy hiểm. Người uống rượu khi bụng đói có nguy cơ hạ đường huyết cao hơn.
Ngoài ra, lạm dụng rượu còn gây hại cho tuyến tụy và gan, theo thời gian làm giảm khả năng sản xuất insulin và độ nhạy insulin của cơ thể. Hậu quả là đường huyết không được kiểm soát, ngay cả khi bạn dùng thuốc theo chỉ định. Tốt hơn hết, người đang dùng Glipizide và các thuốc khác nên kiêng rượu bia hoàn toàn nếu có thể.
Đồ uống có đường
Người đang dùng thuốc Glipizide cần hạn chế sử dụng đồ uống nhiều đường
Những đồ uống chứa hàm lượng đường đơn cao, nhất là siro ngô cao phân tử, có thể làm đường huyết tăng vọt. Hiện tượng này sẽ khiến quá trình kiểm soát bệnh đái tháo đường trở nên khó khăn hơn. Ngay cả thuốc Glipizide cũng khó có thể giữ đường huyết trong một phạm vi lành mạnh trong suốt cả ngày.
Một số đồ uống bạn nên cắt giảm gồm: Nước ép trái cây, nước uống thể thao chứa đường, nước tăng lực, trà hoặc cà phê ngọt, nước có gas.
Người bệnh đái tháo đường nên tạo thói quen kiểm tra thành phần đồ uống, tránh dùng sản phẩm chứa: Đường kính (đường mía, đường nâu, nước mía); Fructose, glucose, maltose, sucrose, siro ngô, đường mạch nha, đường chuyển hóa…
Ngũ cốc tinh chế
Thực phẩm làm từ ngũ cốc tinh chế dễ làm đường huyết gia tăng đột ngột
Ngũ cốc tinh chế là các loại hạt đã trải qua nhiều công đoạn chế biến nhằm cải thiện kết cấu và thời hạn sử dụng. Quá trình này cũng làm mất đi hàm lượng chất xơ và dưỡng chất tự nhiên dồi dào trong hạt. Một vài ví dụ gồm bột mì trắng, bánh mì trắng, ngũ cốc ăn sáng, bánh nướng…
Ngũ cốc tinh chế dễ dàng được chuyển hóa thành đường khi ăn, khiến đường huyết và insulin tăng vọt, từ đó cản trở tác dụng của thuốc Glipizide.
Bạn nên thay thế ngũ cốc tinh chế bằng ngũ cốc nguyên hạt như: Ngô, yến mạch, gạo lứt, hạt diêm mạch, kê…
Thịt chế biến sẵn
Nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thịt chế biến sẵn có liên quan nguy cơ tăng cholesterol và một vài dạng ung thư. Ăn nhiều thịt chế biến sẵn, thịt đỏ cũng làm tăng nguy cơ kháng insulin và mắc đái tháo đường. Chế độ ăn nhiều thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp… có thể khiến thuốc hạ đường huyết như Glipizide khó phát huy hết công dụng.
Người bệnh đái tháo đường nên chọn các loại thịt nạc như gà, cá hoặc protein từ thực vật.
Đọc thêm tại bài viết sau: Bệnh tiểu đường loại 2 có hồi phục được không?
Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM – Viện Y học ứng dụng Việt Nam chuyên cung cấp dịch vụ khám và tư vấn dinh dưỡng dành cho trẻ bị suy dinh dưỡng, người thừa cân - béo phì, phụ nữ mang thai, người cao tuổi mắc bệnh mạn tính,.. Liên hệ ngay hotline 0935.18.3939 / 024.3633.5678 hoặc truy cập viamclinic.vn để đặt lịch ngay!
Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đối với người mắc bệnh lao vú, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng để tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe.
Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, tuy vậy, việc dùng kháng sinh ở trẻ em phải được xem xét cẩn thận và tuân thủ nghiêm túc các chỉ dẫn. Lạm dụng kháng sinh có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ, bao gồm kháng kháng sinh, rối loạn tiêu hoá và các vấn đề sức khoẻ lâu dài khác.
Giai đoạn từ 6 đến 15 tuổi là thời kỳ vàng phát triển thể chất, đặc biệt là tăng trưởng chiều cao, và hoàn thiện trí tuệ. Giai đoạn này cũng là cơ hội cuối cùng bù lại những thiếu hụt về chiều cao của giai đoạn trước, chuẩn bị cơ sở phát triển vượt trội vào thời điểm dậy thì. Trong chế độ ăn của lứa tuổi này, sữa và các chế phẩm từ sữa đóng vai trò quan trọng như một thực phẩm tốt cung cấp các vitamin, khoáng chất và protein quý cho quá trình phát triển.
Chế độ ăn uống không phải là phương pháp điều trị chính cho hội chứng ống cổ chân nhưng nó có thể giúp giảm viêm, kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe tổng thể, từ đó hỗ trợ quá trình phục hồi.
Mùa nóng đang đến gần, kéo theo đó là nguy cơ cháy nổ gia tăng, đe dọa đến an toàn tính mạng và tài sản của con người. Thời tiết khô hanh, nhiệt độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các đám cháy phát sinh và lan rộng nhanh chóng. Đặc biệt, trong các hộ gia đình, nhiều vật dụng quen thuộc hàng ngày có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm ẩn nếu không được sử dụng và bảo quản đúng cách.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.