Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bệnh tiểu đường loại 2 có hồi phục được không?

Điều trị có thể khiến bệnh tiểu đường loại 2 thuyên giảm. Nhưng sự thuyên giảm không có nghĩa là bệnh tiểu đường đã biến mất. Bạn sẽ cần quản lý và theo dõi mức đường huyết của mình để duy trì tình trạng thuyên giảm đó.

Bệnh tiểu đường loại 2 là một tình trạng y tế lâu dài, mạn tính. Nó phát triển chủ yếu ở người lớn nhưng đang trở nên phổ biến hơn ở trẻ em. Một số yếu tố góp phần gây ra bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm: thừa cân và béo phì. Bệnh có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, nhưng với việc điều trị đúng cách, bạn có thể kiểm soát tình trạng hoặc khiến bệnh thuyên giảm.

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể chữa khỏi được không?

Theo các chuyên gia, một khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ luôn có mức đường huyết cao do yếu tố di truyền hoặc vấn đề với tế bào beta. Vì vậy, bệnh này không thể chữa khỏi. Nhưng điều trị đúng cách có thể làm cho bệnh tiểu đường loại 2 thuyên giảm, có nghĩa là kiểm soát được tình trạng bệnh. Tuy nhiên, bạn sẽ cần tiếp tục điều trị (điều trị liên tục) để đảm bảo bệnh vẫn như vậy. Nếu không, lượng đường trong máu có thể dễ dàng tăng trở lại.

Bệnh tiểu đường thuyên giảm là khi HbA1c của một người dưới 48 mmol/mol hoặc dưới 6,5% sau khi ngừng dùng thuốc trị tiểu đường từ 3 tháng trở lên. Nhưng sự thuyên giảm không có nghĩa là bệnh tiểu đường đã biến mất. Bạn sẽ cần phải quản lý mức glucose của mình bằng các biện pháp thay đổi lối sống để duy trì tình trạng thuyên giảm. Bạn cũng cần được thăm khám thường xuyên để đảm bảo mức đường huyết phù hợp. Nếu mức glucose tăng trở lại, bạn sẽ cần dùng thêm thuốc.

Đọc thêm bài viết: Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 không dùng insulin

Làm thế nào để kiểm soát được bệnh tiểu đường loại 2?

Bằng cách thay đổi lối sống và sử dụng thuốc điều trị phù hợp, bạn có thể kiểm soát tốt bệnh tiểu đường loại 2.

Giảm cân

Cơ hội tốt nhất để bệnh thuyên giảm là duy trì cân nặng phù hợp vì chất béo dư thừa ảnh hưởng đến cách cơ thể sản xuất và sử dụng insulin. Bạn nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Bằng cách giảm cân, một số người đã thuyên giảm đến 25 năm sau khi chẩn đoán.

Nếu một người có BMI cao giảm 5% trọng lượng cơ thể, họ có thể thấy những lợi ích sau:

  • cải thiện lượng đường trong máu
  • ít gặp biến chứng của bệnh tiểu đường hơn
  • ít cần dùng thuốc hơn

Các cách quản lý bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm:

  • theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên
  • giảm cân (nếu bạn bị thừa cân – béo phì)
  • tuân thủ chế độ ăn uống cân bằng
  • tập thể dục
  • sử dụng thuốc hoặc insulin

Tập thể dục

Bắt đầu một thói quen tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đồng thời nó cũng sẽ giúp bạn giảm cân và đẩy lùi các triệu chứng của mình. Với việc tập luyện, hãy ghi nhớ những điều sau:

  • Bắt đầu từ từ: Nếu bạn không quen tập thể dục, hãy đặt mục tiêu phù hợp với mình. Ví dụ, đặt mục tiêu đi bộ vài lần mỗi tuần và tăng dần thời lượng và cường độ.
  • Đi bộ nhanh: Đi bộ nhanh là một cách tuyệt vời để tập thể dục. Đi bộ nhanh rất dễ thực hiện và không cần thiết bị.
  • Tránh tăng đột biến lượng đường trong máu: Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn trước, trong và sau khi tập luyện.
  • Tránh tụt đường huyết: Mang theo đồ ăn nhẹ nếu lượng đường trong máu của bạn giảm trong khi tập thể dục.

CDC khuyến nghị người trưởng thành nên dành 150 phút tập thể dục vừa phải mỗi tuần. Đi bộ là một lựa chọn tốt.

Thay đổi chế độ ăn uống

Ăn một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng có thể giúp bạn thuyên giảm bệnh tiểu đường loại 2. Đồng thời cũng mang lại một số lợi ích như:

  • duy trì cân nặng vừa phải
  • luôn mạnh mẽ và linh hoạt
  • quản lý các triệu chứng
  • tăng cường sức khỏe thể chất tổng thể
  • ngăn ngừa trầm cảm và lo lắng, các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường

Bác sĩ dinh dưỡng có thể giúp bạn lên kế hoạch cho một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Một chế độ ăn uống thân thiện với bệnh tiểu đường nên bao gồm:

  • ăn đủ calo để đạt được hoặc duy trì cân nặng vừa phải
  • chất béo lành mạnh, chẳng hạn như omega-3, có thể có đặc tính chống viêm
  • nhiều loại trái cây và rau quả tươi hoặc đông lạnh, cung cấp chất chống oxy hóa
  • các loại ngũ cốc
  • protein nạc, chẳng hạn như thịt gia cầm, cá, sữa ít chất béo, đậu nành
  • uống ít hoặc không uống rượu
  • hạn chế thêm đường, chất béo và muối

Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn lập kế hoạch ăn kiêng bao gồm lượng carb phù hợp với lối sống và mức độ hoạt động của bạn. Biết cách quản lý carbs là công cụ chính để quản lý bệnh tiểu đường.

Đọc thêm bài viết: Căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào?

Thuốc

Nhiều người quản lý bệnh tiểu đường loại 2 bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục, nhưng một số người có thể cần dùng thuốc để giúp giữ lượng đường trong máu của họ trong phạm vi mục tiêu. Sử dụng thuốc phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe và mục tiêu điều trị của từng người.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể giúp giảm lượng đường trong máu hoặc tăng cường sản xuất insulin:

  • metformin
  • sulfonylurea, chẳng hạn như glipizide
  • glinide
  • gliptin, chẳng hạn như Sitagliptin
  • Thuốc ức chế SGLT2, chẳng hạn như gliflozin

Nếu những loại thuốc này không giúp ích, bác sĩ có thể kê toa insulin.

Các loại thuốc khác có thể làm giảm nguy cơ biến chứng, chẳng hạn như bệnh tim và các vấn đề liên quan:

  • Thuốc hạ huyết áp làm giảm huyết áp
  • Statin quản lý mức cholesterol
  • Aspirin hoặc các lựa chọn tương tự giúp ngăn ngừa cục máu đông

Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2

Tuyến tụy tạo ra một loại hormone gọi là insulin. Khi lượng đường (glucose) trong máu của bạn tăng lên, tuyến tụy sẽ giải phóng insulin. Điều này làm cho glucose di chuyển từ máu đến các tế bào để cung cấp năng lượng. Khi nồng độ glucose trong máu của bạn giảm xuống, tuyến tụy sẽ ngừng tiết ra insulin.

Bệnh tiểu đường loại 2 ảnh hưởng đến cách bạn chuyển hóa đường. Với bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể bạn trở nên kháng lại hoạt động của nó. Điều này gây tăng đường huyết, khi glucose tích tụ trong máu.

Bệnh tiểu đường loại 1 là một tình trạng tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào khỏe mạnh trong tuyến tụy. Tại sao điều này xảy ra là không rõ ràng, nhưng các yếu tố di truyền và tiền sử gia đình có thể đóng một vai trò nào đó. Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy của bạn tạo ra ít hoặc không có insulin.

Ở giai đoạn đầu, các biện pháp lối sống có thể giúp kiểm soát lượng đường trong bệnh tiểu đường loại 2. Nhưng nếu bạn bị tiểu đường loại 1, bạn sẽ phải tiêm insulin thường xuyên để chuyển hóa glucose. Không có cách chữa bệnh tiểu đường loại 1 và bạn không thể đảo ngược nó. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được kiểm soát bằng thuốc. Với loại 2, bạn thường có thể quản lý nó bằng các biện pháp lối sống.

Liệu bệnh tiểu đường có thể chữa khỏi được không?

Một số nghiên cứu năm 2019 đề xuất các tùy chọn sau có thể giúp đảo ngược bệnh tiểu đường loại 2:

  • giảm lượng calo
  • phẫu thuật béo phì
  • hạn chế carbohydrate trong chế độ ăn uống

Nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện này.

Tổng kết, đái tháo đường là tình trạng lượng đường trong máu trở nên quá cao. Điều này có thể dẫn đến những thay đổi khắp cơ thể và nguy cơ biến chứng khác nhau, một số trong đó có thể đe dọa tính mạng. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh tiểu đường, nhưng các chiến lược khác nhau có thể giúp bạn giữ mức glucose trong phạm vi mục tiêu và giảm nguy cơ biến chứng. Các cách thực hiện điều này bao gồm chế độ ăn kiêng, tập thể dục và dùng thuốc đúng cách.

Hãy đến với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé! Mọi thông tin xin liên hệ Hotline: 0935.18.3939 hoặc Fanpage Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

Hoàng Hà Linh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

Xem thêm