Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người mới mắc đái tháo đường type 2 cần lưu ý gì khi ăn uống?

Bệnh mạn tính như đái tháo đường type 2 có liên quan đến quá trình cơ thể chuyển hóa glucose. Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày có tác động đáng kể đến hiệu quả kiểm soát bệnh, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.

Mới bị mắc đái tháo đường nên ăn uống thế nào để ổn định đường huyết?

Bác sĩ nội tiết Tejashwini Deepak, làm việc tại Apollo Spectra Hospital (Ấn Độ) chia sẻ: Đối với những người mới được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường, việc hiểu rõ những điều chỉnh trong chế độ ăn là rất quan trọng vì giúp bạn kiểm soát đường huyết, cân nặng và các yếu tố nguy cơ bệnh tim gồm tăng huyết áp và mỡ máu.

Ngược lại, tăng đường huyết không kiểm soát trong thời gian dài có thể dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài như tổn thương dây thần kinh và các cơ quan như thận và tim. Dưới đây là những thay đổi nên có trong chế độ ăn uống đối với người mới mắc đái tháo đường type 2, theo bác sĩ Deepak:

Ưu tiên thực phẩm toàn phần

Bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm toàn phần hay thực phẩm nguyên chất (whole food) là các loại thực phẩm chưa qua chế biến hoặc chế biến một cách ít nhất có thể, gồm:

  • Trái cây và rau củ: Nên ăn đa dạng màu sắc, gồm cả các loại rau quả không chứa tinh bột như rau lá xanh, bông cải xanh và ớt.

  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Như gạo lứt, hạt quinoa, yến mạch...

  • Protein nạc: Gồm thịt nạc, cá, trứng và các loại đậu, trong đó protein thực vật có lợi hơn do hàm lượng chất xơ cao hơn.

Theo dõi lượng carbohydrate nạp vào

Carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu, do đó bạn nên kiểm soát số lượng và loại carbohydrate nạp vào cơ thể hàng ngày.

  • Đếm lượng carbohydrate: Việc hiểu cách tính lượng carbohydrate để điều chỉnh lượng đường trong máu giúp bạn nhận biết cách mà các loại thực phẩm khác nhau ảnh hưởng đến mức đường huyết của bạn.

  • Chọn carbohydrate phức tạp: Vì có chỉ số đường huyết thấp hơn và được tiêu hóa chậm, cung cấp nhiều năng lượng hơn.

  • Hạn chế carbohydrate đơn giản: Giảm lượng carbohydrate đơn giản có trong đồ ăn nhẹ có đường, nước ngọt và thực phẩm chế biến sẵn.

Ăn chất béo lành mạnh

Chất béo lành mạnh là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống thân thiện với bệnh đái tháo đường, giúp cải thiện chỉ số cholesterol và giảm viêm.

  • Chất béo không bão hòa đơn: Được tìm thấy trong dầu olive, bơ và các loại hạt.

  • Chất béo không bão hòa đa: Được tìm thấy trong các loại cá béo, hạt lanh và hạt óc chó.

  • Tránh chất béo chuyển hóa: Có trong nhiều loại thực phẩm chiên và đóng gói sẵn vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Kiểm soát khẩu phần ăn

Người bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng thực phẩm ăn hàng ngày

Người bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng thực phẩm ăn hàng ngày.

Kiểm soát khẩu phần ăn có thể giúp quản lý lượng calorie nạp vào và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột ngột.

  • Sử dụng bát, đĩa nhỏ hơn có thể giúp giảm lượng thức ăn bạn ăn.

  • Đọc nhãn thực phẩm để hiểu rõ hơn lượng tiêu thụ

  • Thực hành ăn trong chánh niệm: Ăn chậm rãi và thưởng thức từng miếng ăn, điều này giúp bạn nhận biết khi nào mình đã no.

Uống đủ nước

Ngoài uống ước lọc nhiều lần trong ngày, bạn có thể uống thêm các loại như trà thảo mộc. Hạn chế đồ uống có đường, nước ngọt, nước ép trái cây vì chúng dễ khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột.

Cân đối bữa ăn

Bác sĩ Deepak cho biết sự kết hợp giữa carbohydrate, protein và chất béo với tỷ lệ thích hợp trong bữa ăn sẽ giúp kiểm soát sự biến động của lượng đường trong máu. Bạn có thể cho thức ăn ra đĩa, trong đó, 1/2 đĩa rau không chứa tinh bột, 1/4 đĩa là các loại protein, còn lại là ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại rau có tinh bột.

Giảm ăn muối và đường

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối và đường có nguy cơ làm tăng thêm các biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bạn nên sử dụng các loại thảo mộc và gia vị thay thế muối và đường, ăn thực phẩm tươi thay vì thực phẩm đóng hộp, chọn mua sản phẩm có nhãn "không thêm đường" và có hàm lượng natri thấp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 9 lưu ý khi tập luyện ở người đái tháo đường type 2.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    Những điều cần biết về vaccine phòng sốt xuất huyết

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Với sự gia tăng của các ca bệnh trong những năm gần đây, việc phát triển và sử dụng vaccine phòng sốt xuất huyết đã trở thành một bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh.

  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

Xem thêm