Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vì sao phụ nữ dễ bị thiếu máu hơn nam giới?

Một báo cáo tháng 5/2023 của WHO cho biết, thiếu máu ước tính ảnh hưởng đến nửa tỷ phụ nữ từ 15-9 tuổi và 269 triệu trẻ em từ 6-59 tháng tuổi trên toàn thế giới. Năm 2019, 30% (539 triệu) phụ nữ không mang thai và 37% (32 triệu) phụ nữ mang thai trong độ tuổi 15-49 bị ảnh hưởng bởi bệnh thiếu máu. Nguyên nhân nào khiến tỷ lệ thiếu máu cao ở phụ nữ?

 

Phụ nữ thiếu máu có nguy cơ bị băng huyết sau sinh cao hơn.

Thiếu máu là tình trạng máu có ít huyết sắc tố hoặc hồng cầu cần thiết để vận chuyển oxy đến các mô cơ thể. Thiếu máu được xác định dựa trên tuổi tác, giới tính và tình trạng sinh lý. Bệnh thiếu máu thường là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như nhiễm trùng, thiếu chất dinh dưỡng, các bệnh mạn tính, các vấn đề phụ khoa hoặc rối loạn hồng cầu di truyền.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu có thể do dinh dưỡng kém, nhiễm trùng, bệnh mạn tính, kinh nguyệt nhiều, mang thai và tiền sử gia đình. Nguyên nhân thường thấy là do thiếu chất sắt trong máu.

Nguyên nhân gây thiếu máu ở phụ nữ

Hạn chế hấp thu sắt và vitamin

Bác sĩ Shakuntla Kumar, chuyên gia về sản phụ khoa và phẫu thuật nội soi, Bệnh viện MD Nulife (Ấn Độ) cho biết, thiếu sắt là yếu tố dinh dưỡng phổ biến nhất gây thiếu máu, thường là do chế độ ăn uống không đủ chất sắt.

Sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác như vitamin A, folate, vitamin B12 và riboflavin cũng có thể dẫn đến thiếu máu do vai trò của chúng trong quá trình tổng hợp huyết sắc tố và sản sinh hồng cầu. Các yếu tố khác cũng góp phần gây thiếu máu gồm mất chất dinh dưỡng, suy giảm khả năng hấp thu và lượng sắt dự trữ thấp bẩm sinh.

Rối loạn di truyền và chu kỳ kinh nguyệt 

Một số yếu tố như: Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt như rong kinh mất máu nhiều lâu ngày, cơ thể cần tạo nhiều máu hơn để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi, mất máu trong và sau khi sinh con (chủ yếu trong các trường hợp băng huyết sau sinh) có thể dẫn đến thiếu máu.

Ngoài ra, rối loạn hồng cầu di truyền cũng là nguyên nhân gây thiếu máu, ví dụ bệnh thiếu máu di truyền, rối loạn hồng cầu hình liềm, các bệnh lý huyết sắc tố khác, bất thường về enzym hồng cầu hoặc bất thường của màng tế bào hồng cầu.

Sự viêm nhiễm

Theo bác sĩ Shakuntla Kumar, thiếu máu cũng có thể xảy ra do một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là do tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm cao như sốt rét, lao, HIV và nhiễm ký sinh trùng. Những bệnh truyền nhiễm này có thể làm gián đoạn quá trình hấp thu chất dinh dưỡng trong máu và sự trao đổi chất, hoặc gây mất chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu.

Hơn nữa, các tình trạng mạn tính gây viêm cũng có thể dẫn đến thiếu máu do viêm hoặc thiếu máu do bệnh mạn tính. Nhiễm HIV có thể gây thiếu máu thông qua nhiều cơ chế khác nhau, gồm sự sản sinh hồng cầu không hiệu quả hoặc phá hủy quá mức các tế bào hồng cầu, mất máu và tác dụng phụ của việc điều trị bằng thuốc. 

Thiếu máu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ thế nào?

Về tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai, phụ nữ bị thiếu máu có thể có nguy cơ băng huyết sau sinh khi sinh con. Điều này là do thiếu máu có thể khiến tử cung không thể co hồi sau khi em bé ra đời, cơ tử cung không co đủ mạnh, máu vẫn tiếp tục chảy tự do dẫn đến băng huyết, mất máu quá nhiều.

Do đó, mẹ bầu cần lưu ý khám thai định kỳ giúp xác định và kiểm soát tình trạng thiếu máu trong thời gian này, làm giảm đáng kể nguy cơ băng huyết sau sinh. Ngoài ra, cần cung cấp chất bổ sung sắt, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên theo dõi nồng độ huyết sắc tố.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các thuốc điều trị thiếu máu.

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 08/09/2024

    3 cách tự nhiên giúp giảm buồn nôn

    Buồn nôn là cảm giác khó chịu, gây mệt mỏi mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Nó có thể xuất phát từ cảm giác hết sức tự nhiên khi bạn ăn thức ăn lạ, có mùi, có thể là do say tàu xe hoặc cảm lạnh và dưới đây là một số cách tự nhiên giúp bạn giảm cơn buồn nôn.

  • 07/09/2024

    Chuyên gia chia sẻ cách “sử dụng” thời gian hàng ngày để kéo dài tuổi thọ

    Nathan K. LeBrasseur, chuyên gia hàng đầu về lão hóa tại bệnh viện Mayo Clinic (Mỹ), khẳng định rằng lối sống lành mạnh chính là chìa khóa để ngăn ngừa nhiều bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.

  • 07/09/2024

    Lý do bạn nên hiến máu thường xuyên

    Hiến máu là một nghĩa cử nhân đạo và cao đẹp. Hành động này không chỉ giúp cho những bệnh nhân đang cần máu mà còn tốt cho sức khỏe người hiến tặng.

  • 07/09/2024

    Vũ khí bí mật chống lại viêm nhiễm phụ khoa

    Probiotics là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khỏe, thường được tìm thấy trong các thực phẩm lên men như sữa chua, kim chi, dưa chua hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

  • 07/09/2024

    Những thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt

    Trang điểm là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, các chuyên gia về thị lực cảnh báo một số thói quen trang điểm có thể gây tổn thương mắt.

  • 06/09/2024

    Đôi môi nói lên điều gì về sức khỏe?

    Đôi môi căng mọng, mềm mại giúp gương mặt tràn đầy sức sống. Trái lại, một vài dấu hiệu sau cho thấy đôi môi đang “lên tiếng” cảnh báo bạn cần quan tâm đến một số vấn đề sức khỏe.

  • 06/09/2024

    Béo phì ảnh hưởng đến làn da thế nào?

    Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đái tháo đường, mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Một vài vấn đề da liễu có liên hệ mật thiết với cân nặng của bạn.

  • 06/09/2024

    Những điều cần biết khi bạn dị ứng penicillin

    Dị ứng penicillin là phản ứng của hệ thống miễn dịch của bạn với thuốc kháng sinh penicillin. Kể từ những năm 1940, penicillin đã trở thành loại thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Nhưng một số người gặp phản ứng xấu khi sử dụng loại kháng sinh này.

Xem thêm