Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em và cách phòng ngừa

Tại Việt Nam, theo báo cáo tại Hội nghị công bố kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019 - 2020, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Bệnh lý này kéo dài có thể cản trở quá trình phát triển trí não và thể chất của bé.

Vậy, nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em là gì? Có cách nào phòng ngừa hiệu quả không? Mời mẹ đọc bài viết này để có câu trả lời chính xác nhé!

Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ em. Tuy nhiên, dưới đây là những trường hợp phổ biến và thường gặp nhất mà mẹ cần lưu ý:

Sinh non, nhẹ cân

5 nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em và cách phòng ngừa - Ảnh 1.

Trẻ sinh non có nguy cơ thiếu máu cao.

Ở những tuần đầu, nồng độ huyết sắc tố ở trẻ sinh non suy giảm nhanh hơn rõ rệt so với trẻ sơ sinh đủ tháng. Trong khi đó, cơ thể trẻ sơ sinh chưa thể sản xuất kịp hồng cầu bù đắp, gây thiếu máu sinh non..

Trẻ thường tích trữ nhiều sắt hơn vào các tháng cuối thai kỳ để tạo ra hồng cầu mới sau khi sinh. Tuy nhiên, trẻ sinh non thiếu hụt một lượng lớn sắt dự trữ trong giai đoạn này, dẫn đến thiếu máu từ những tháng đầu đời.

Thiếu hụt dinh dưỡng

Khi bé ở giai đoạn 6-7 tháng tuổi, các bữa ăn dặm là nguồn chính cung cấp sắt cho bé. Dưới đây là hai lý do phổ biến khiến bé không đủ sắt từ thực phẩm ở giai đoạn này:

Đầu tiên, khi phải ăn dặm quá sớm, bé có thể gặp rối loạn tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu sắt từ thức ăn. Ngoài ra, việc ăn dặm sớm cũng khiến bé bú ít sữa mẹ hơn và không nhận đủ lượng sắt tối ưu từ sữa mẹ.

Từ 6 tháng tuổi, phần lớn sắt bé nhận được đến từ thực phẩm ăn dặm. Do đó, một chế độ ăn thiếu đa dạng, ít thực phẩm giàu sắt hoặc ăn chay trường sẽ dẫn đến thiếu sắt ở trẻ trong giai đoạn này.

Bệnh lý đường tiêu hoá

5 nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em và cách phòng ngừa - Ảnh 2.Bệnh lý tiêu chảy của bé ảnh hưởng đến hấp thu sắt.

Hệ tiêu hoá của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện nên dễ gặp vấn đề ảnh hưởng tới khả năng hấp thu sắt.

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và biếng ăn. Theo đó, các rối loạn kéo dài có thể dẫn đến trẻ biếng ăn và khó hấp thu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây thiếu sắt và các chất dinh dưỡng khác.

Ngoài ra, các bệnh lý như nhiễm giun sán gây mất máu dài ngày qua đường tiêu hoá và tổn thương niêm mạc ruột trẻ, gây giảm hấp thu sắt.

Có nên bổ sung sắt dự phòng thiếu máu cho trẻ nhỏ?

Như vậy, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc phải thiếu máu nếu không nhận được chế độ dinh dưỡng giàu sắt theo từng giai đoạn.

Bên cạnh chuẩn bị những bữa ăn dinh dưỡng giàu sắt mẹ có thể bổ sung thêm sắt dự phòng cho bé theo nhu cầu ở từng lứa tuổi.

Dưới đây là khuyến nghị cụ thể từ Bộ Y tế Canada:

Cách lựa chọn sắt dự phòng cho bé đúng cách

Khi lựa chọn sắt hữu cơ cho bé, mẹ tham khảo những tiêu chí dưới đây:

Ưu tiên sắt II amin – sắt hữu cơ thế hệ mớiSắt amin có thể hấp thu với sinh khả dụng cao. Vì thế, nó không để lại tác dụng phụ như táo bón hoặc nóng trong cho bé.

Chọn sắt hữu cơ nhỏ giọt: Sắt hữu cơ nhỏ giọt thường hạn chế đen/xỉn màu răng tốt hơn các loại sắt nước ống. Mẹ nên chọn những sản phẩm có ống định lượng tách rời vì dễ sử dụng, đặc biệt khi bé cần bổ sung lượng dung dịch sắt lớn.

Chọn sắt hữu cơ ít tanh: Bé nếu gặp sắt có vị tanh, khó uống, có thể gây nôn trớ, quấy khóc và không chịu uống. Sắt hữu cơ không tanh và có mùi vị dễ uống sẽ giúp bé hợp tác hơn. Đánh giá và review của các mẹ bỉm khác cũng có thể giúp mẹ lựa chọn được loại sắt cho bé dễ uống nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chuyên gia hướng dẫn cách bổ sung kẽm cho trẻ bằng thực phẩm hằng ngày.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

Xem thêm