Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 Vitamin và khoáng chất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh

Xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh là một trong những giải pháp tối ưu giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của những tác nhân có hại từ môi trường. Để có một sức đề kháng vững chắc, đừng bỏ qua 5 chất cần thiết sau đây.

5 chất cần thiết cho hệ miễn dịch vững chắc

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp cung cấp nguyên liệu để xây dựng một hàng rào vững chắc chống lại sự xâm nhập của các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, nấm mốc, … Trong đó, những vitamin và khoáng chất dưới đây đóng vai trò quan trọng hơn cả trong việc nâng cao sức đề kháng của bạn:

Vitamin C

Vitamin C là một chất chống oxy hóa vô cùng tuyệt vời, vitamin C đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, giúp hỗ trợ hàng rào biểu mô giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Thiếu vitamin C có thể khiến bạn dễ bị ốm bởi đây là một thành phần quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.

Vitamin C tan trong nước nên tốc độ đào thải nhanh. Do vậy, mỗi ngày chúng ta đều cần bổ sung loại vitamin này thông qua các loại trái cây, rau củ như: Ớt chuông, ổi, cam, bưởi, kiwi,...

5 Vitamin và khoáng chất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh - Ảnh 1.Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây, rau củ.

(Ảnh minh hoạ)

Vitamin B6

Vitamin B6 có vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu. Đồng thời Vitamin B6 còn đóng vai trò trong việc tăng cường hệ miễn dịch giúp tăng sinh tế bào Lympho T và tế bào bạch huyết. Đây là những tế bào miễn dịch tham gia trực tiếp vào việc chống lại những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn.

Cũng giống như vitamin C, vitamin B6 cần được bổ sung đều đặn mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin B6 có thể kể đến như: Đậu xanh, thịt bò, cá hồi, ức gà, khoai tây, bơ, phô mai, chuối,...

Vitamin E

Vitamin E cũng là một chất chống oxi hóa mạnh mẽ giúp trung hòa các gốc tự do trong cơ thể chúng ta (Gốc tự do là những chất gây hại cho cơ thể). Bên cạnh đó, Vitamin E là một chất giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đồng thời Vitamin E còn tham gia vào quá trình tạo hồng cầu giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Là một trong các vitamin được phái đẹp cực ưa chuộng, bạn có thể bổ sung vitamin E thông qua hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng hay các loại rau như bông cải xanh, cà chua, rau bina,... Tuy nhiên, cần lưu ý vitamin E tan trong dầu, và được tích lũy trong cơ thể. Do đó, khi bổ sung cần lưu ý liều lượng để tránh hiện tượng dư thừa gây độc. (Liều lượng với đối tượng >19 tuổi: Không quá 1000mg/ngày).

5 Vitamin và khoáng chất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh - Ảnh 2.

Vitamin E giúp giữ cho tế bào T hoạt động hiệu quả.

(Ảnh minh hoạ)

Kẽm

Đóng vai trò như một người gác cổng của hệ miễn dịch, kẽm chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động trong cơ thể diễn ra một cách bình thường. Đồng thời, kẽm cũng là chất chống viêm và chống oxy hoá nên giúp bảo vệ cơ thể, phòng ngừa nhiều bệnh tật, đặc biệt là bệnh về tim mạch.

Bổ sung kẽm hàng ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên. Đứng đầu trong những thực phẩm giàu kẽm phải kể đến hàu. Ngoài ra, kẽm cũng có nhiều trong: thịt bò, cua, hạt bí, sườn heo nướng, tôm, sữa chua Hy Lạp, đậu lăng, cá mòi,...

Selen

Selen là một chất đặc biệt với hệ miễn dịch. Bởi không chỉ giúp kích hoạt hệ thống miễn dịch, khoáng chất này còn giúp điều hòa hệ miễn dịch và tránh hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Có nghĩa, sự góp mặt của selen giúp bảo vệ bạn khỏi các bệnh tự miễn như vẩy nến, viêm khớp dạng thấp,...

Nguồn cung cấp selen chủ yếu là từ: các loại quả hạch (hạt điều, hạnh nhân), cá ngừ, cá chim lớn, cá mò, bột yến mạch, gạo lứt, đậu Hà Lan,...

Ths.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: "Hàng rào miễn dịch chỉ hoạt động tốt khi được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu. Chính vì vậy, bổ sung thêm những chất có ích với hệ miễn dịch như kẽm, selen, vitamin C, B6, E,... sẽ giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của những tác nhân có hại từ môi trường".

5 Vitamin và khoáng chất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh - Ảnh 3.

Selen giúp hệ miễn dịch "dừng lại" đúng lúc.

Tăng cường miễn dịch nhờ dinh dưỡng tối ưu và lối sống khỏe mạnh

5 loại vitamin và khoáng chất trên là những chất cần thiết để xây dựng một hệ miễn dịch khỏe mạnh nhưng như vậy là chưa đủ.

Theo khuyến cáo, sự cân bằng dinh dưỡng chính là chìa khóa để tăng cường sức đề kháng. Do vậy, trong bữa ăn hàng ngày cần tuân thủ theo công thức dinh dưỡng 4-5-1. Cụ thể:

- Chế độ ăn cân đối 4 yếu tố

- Dinh dưỡng 1 ngày phải cân đối an toàn

- Có ít nhất 5 nhóm thực phẩm trong 8 nhóm

5 Vitamin và khoáng chất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh - Ảnh 4.

Công thức dinh dưỡng 4-1-5 cho hệ miễn dịch khỏe mạnh

Bên cạnh áp dụng công thức trên, để có một hệ miễn dịch vững chắc không thể bỏ qua tầm quan trọng của lối sống lành mạnh. :

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng .

- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài.

- Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, thoáng mát, sạch sẽ.

- Tăng cường hoạt động thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.

- Ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi những tổn thương.

Một biện pháp đơn giản mà tiện dụng hơn đó chính là chủ động bổ sung kháng thể IgG từ sữa non của bò. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả, phù hợp để tăng cường sức đề kháng cho mọi lứa tuổi trong gia đình.

"Kết hợp ứng dụng công thức dinh dưỡng 4-1-5 cùng với thói quen sống khoa học, lành mạnh sẽ giúp hệ miễn dịch tự nhiên ngày càng vững chắc. Ngoài ra, chủ động bổ sung kháng thể từ sữa non của bò cũng là một giải pháp hữu ích. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn mua những sản phẩm uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo hiệu quả tốt" - Ths.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ thêm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Giải pháp hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/05/2025

    Chế độ ăn cho người mắc lỵ trực trùng (lỵ trực khuẩn)

    Lỵ trực khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cấp tính và cần được điều trị kịp thời để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

  • 19/05/2025

    10 loại thực phẩm giúp học sinh đạt kết quả tốt trong mùa thi

    Khi mùa thi đến gần, học sinh bước vào giai đoạn căng thẳng và áp lực cao, đòi hỏi sự tập trung tối đa cũng như khả năng ghi nhớ và tư duy sắc bén. Bên cạnh việc học tập chăm chỉ, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe não bộ, giúp kiểm soát lo âu và tối ưu hóa hiệu suất học tập.

  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

Xem thêm