Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

5 loại rau tốt nhất dành cho sức khỏe tim mạch

Rau, củ, quả là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Không chỉ giàu chất xơ mà còn giàu chất chống oxy hóa, carotene, tốt cho sức khỏe tim mạch. Dưới đây là 5 loại rau, trái tốt nhất dành cho trái tim của bạn.

Một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau, củ, quả sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn.

1. Cà chua

Giá trị dinh dưỡng của cà chua đến từ thành phần giàu vitamin, khoáng chất và các loại dưỡng chất quan trọng bao gồm vitamin A , vitamin C và vitamin K vitamin B6, folate và thiamin. Ngoài ra, chúng còn là nguồn thực phẩm giàu kali, mangan, magiê, can xi, phốt pho và đồng, chất xơ và protein.

Hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C và choline trong cà chua đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Hàm lượng chất xơ, kali, vitamin C và choline trong cà chua đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Đặc biệt cà chua rất giàu lycopene, một chất chống oxy hóa mang lại màu đỏ cho loại quả này và giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim đến 59%. Các lycopene trong cà chua ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid (mỡ) trong huyết thanh, làm giảm các loại mỡ máu có hại như Triglyceride và cholesterol tỷ trọng thấp (Low Density Lipoprotein cholesterol-LDL). Những loại mỡ máu này là những thủ phạm chính trong các bệnh tim mạch do làm tăng sự lắng đọng chất béo trong các mạch máu, gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…

2. Rau chân vịt

Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, một loại rau có giá trị dinh dưỡng cao mang nguồn gốc từ các nước Châu Âu. Rau chân vịt với hàm lượng kali dồi dào, có thể trung hòa muối trong cơ thể. Nhờ vậy mà nguy cơ tăng huyết áp cũng được hạn chế tối đa.

Nitrat tự nhiên trong rau chân vịt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch

Nitrat tự nhiên trong rau chân vịt giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.

Thêm vào đó folate trong thành phần của rau có thể giúp thư giãn cơ thể. Nhờ đó sự căng thẳng áp lực lên thành mạch được giảm. Khí huyết lưu thông khiến chỉ số huyết áp cơ thể được giữ ổn định.

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, ăn các loại rau lá xanh, chẳng hạn như rau chân vịt, có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

3. Bông cải Brussels

Cải Brussels (cải tí hon) có thể không phải là loại rau yêu thích của mọi người do chứa một chất phytochemical chứa lưu huỳnh gọi là glucosinolate, chất này tạo ra mùi đặc biệt và vị đắng. Thế nhưng công dụng của chúng đem lại với trái tim là rất mạnh mẽ.

Cải Brussels giàu chất chống oxy hóa glucosinolate, giúp giảm viêm, có lợi cho sức khỏe tim mạch

Cải Brussels giàu chất chống oxy hóa glucosinolate, giúp giảm viêm, có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy các loại rau họ cải như cải Brussels có thể giúp ngăn ngừa các động mạch bị tắc nghẽn, đây là nguyên nhân lớn gây ra các cơn đau tim và đột quỵ.

Bên cạnh đó, cải Brussels còn nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp kiểm soát lượng đường trong máu và cân nặng, nhờ đó làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Chất xơ hòa tan trong cải Brussels còn giúp giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.

4. Măng tây

Măng tây là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ và protein thiết yếu tốt cho sức khỏe.

Măng tây chứa nhiều rutin, một flavonoid có đặc tính chống viêm và được sử dụng để điều trị bệnh trĩ và ngăn ngừa đông máu. Rutin còn giúp tăng cường tính thấm của mao mạch, củng cố các mạch máu, ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách giảm độ nhớt của máu, giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol và duy trì sức khỏe tim mạch.

Lượng chất xơ, kali có trong măng tây có tác dụng làm hạ huyết áp, cải thiện hệ tiêu hóa từ đó phòng bệnh tim mạch, đột quỵ

Lượng chất xơ, kali có trong măng tây có tác dụng làm hạ huyết áp, cải thiện hệ tiêu hóa từ đó phòng bệnh tim mạch, đột quỵ.

Bên cạnh đó, kali trong măng tây giúp giảm tăng huyết áp, trong khi hàm lượng chất xơ của nó làm giảm cholesterol LDL và nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim, theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học thần kinh cột sống của Mỹ.

5. Hành tây

Thành phần hợp chất của hành tây đặc biệt giàu flavonoid - hợp chất thực vật có lợi cho sức khoẻ nhất. Flavonoid hay còn gọi polyphenol có vai trò trong việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, các bệnh liên quan đến tim mạch hay các bệnh liên quan đến nhiễm trùng.

Hành tây chứa chất quercetin và selen có thể bảo vệ hệ tim mạch

Hành tây chứa chất quercetin và selen có thể bảo vệ hệ tim mạch.

Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ tạo ra mùi vị và mùi mạnh. Các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ giúp giảm mức độ cholesterol trong cơ thể và cũng có thể giúp phá vỡ các cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài ra, thiosulfinate trong hành tây được các nghiên cứu chứng minh có tác dụng chống đông máu tự nhiên, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong lòng mạch. Nhờ vậy, giúp bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến tim mạch có thể giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tốt nhất, bạn nên ăn hành sống chứ không nên nấu chín để thu được nhiều hợp chất lưu huỳnh nhất từ hành tây.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Dầu lạc thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Việt An (theo Eatthis.com) - Theo Suc khoe cong
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm