Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dầu lạc thực sự tốt cho sức khỏe tim mạch?

Dầu lạc là loại dầu thực vật được lựa chọn phổ biến để nấu ăn ở nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu, mặc dù dầu đậu phộng có một số đặc tính đem lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn một số nhược điểm bạn cần lưu ý.

Dầu lạc giảm nguy cơ mắc bệnh tim?

Dầu lạc chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn (MUFA) và không bão hòa đa (PUFA). Trong khi nhiều bằng chứng chỉ ra việc tiêu thụ chất béo không bão hòa có thể làm giảm một số yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch.

Ví dụ, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thay thế chất béo bão hòa bằng MUFAs hoặc PUFAs có thể làm giảm cả mức cholesterol “xấu” (LDL) và chất béo trung tính triglyceride – 2 yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Bên cạnh đó, một đánh giá lớn của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho thấy rằng việc giảm lượng chất béo bão hòa, đồng thời tăng lượng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim tới 30%.

Dầu lạc có chứa chất béo tốt cho sức khỏe tim mạch

Tuy nhiên, điều đáng nói là những nghiên cứu này chỉ tập trung xem xét lợi ích của việc thay thế chất béo bão hòa bằng chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa. Do đó, không rõ nếu thêm nhiều dầu lạc giàu chất béo không bão hòa vào chế độ ăn uống mà không thay đổi chế độ ăn uống thì có tác động tích cực đến sức khỏe tim mạch hay không.

Đáng chú ý, một đánh giá gần đây về 76 nghiên cứu thực hiện trên 750.000 người lại không tìm thấy mối liên hệ nào giữa lượng chất béo bão hòa và nguy cơ mắc bệnh tim, ngay cả đối với những người ăn nhiều nhất.

Do đó, mặc dù dầu lạc có một lượng chất béo không bão hòa đa dồi dào, nhưng vẫn còn nhiều nghiên cứu cho ra kết quả không nhất quán đối với sức khỏe tim mạch. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn thay thế bằng các loại dầu lành mạnh hơn đã được chứng minh như dầu quả óc chó, dầu hạt hướng dương và dầu hạt lanh.

Nhược điểm tiềm ẩn của dầu lạc

Chứa nhiều chất béo gây viêm

Theo nghiên cứu, acid linoleic, một chất béo omega-6 rất quan trọng với sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, chất béo này có xu hướng thúc đẩy viêm nếu có sự mất cân bằng với chất béo omega-3 (chất béo chống viêm). Theo hầu hết các nghiên cứu, cơ thể bạn cần duy trì tỷ lệ chất béo omega-6 và omega-3 khoảng 4:1 để có sức khỏe tối ưu.

Tuy nhiên, dầu đậu phộng rất giàu omega-6 và thiếu omega-3, trong khi chế độ ăn ngày nay vốn có quá nhiều chất béo omega-6. Sự mất cân bằng này có thể làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh viêm nhiễm như: Bệnh tim, béo phì, bệnh viêm ruột và ung thư. Vì vậy, chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế ăn các loại dầu có nhiều omega-6, chẳng hạn như dầu lạc.

Dầu lạc dễ bị oxy hóa

Theo nghiên cứu, khi đun nóng loại dầu ăn giàu chất béo không bão hòa đa như dầu lạc hoặc để tiếp xúc với không khí, ánh sáng mặt trời hoặc hơi ẩm có thể kích hoạt quá trình oxy hóa hóa tạo ra các gốc tự do và các hợp chất có hại khác. Các gốc tự do được tạo ra khi dầu lạc bị oxy hóa có thể gây ra tổn thương trong cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến lão hóa sớm, một số bệnh ung thư và bệnh tim.

Do đó, mặc dù dầu đậu phộng là một trong những lựa chọn lý tưởng khi chế biến ở nhiệt độ cao, nhưng không phải là sự lựa chọn tốt nhất. Bởi hiện nay có nhiều loại dầu ăn có khả năng chống oxy hóa cao hơn nhiều so với dầu lạc như: Dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu bơ.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Cách sử dụng dầu ăn có lợi cho sức khỏe nhất

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 16/06/2025

    5 động tác tăng cơ chỉ trong 20 phút

    Để tăng cơ thường cần có chế độ ăn uống và kế hoạch tập luyện phù hợp, lâu dài. Tuy nhiên với chuỗi bài tập 20 phút dưới đây, bạn có thể tăng cơ bắp hiệu quả.

  • 16/06/2025

    Phụ huynh "đồng hành" cùng con mùa thi: Bí quyết giảm áp lực và tăng động lực

    Mùa thi luôn là thời điểm thử thách không chỉ đối với các thí sinh mà còn đối với phụ huynh. Khi kỳ thi chuyển cấp hay thi tốt nghiệp THPT đến gần, không khí gia đình thường trở nên căng thẳng, với những kỳ vọng lớn lao đặt lên vai các em học sinh.

  • 15/06/2025

    BMI: Liệu có còn là thước đo sức khỏe đáng tin cậy?

    Trong những thập kỷ gần đây, việc sử dụng BMI đã bị giám sát chặt chẽ vì phân loại sai những người có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến béo phì mà không tính đến các yếu tố quan trọng khác, chẳng hạn như bao nhiêu phần trăm trọng lượng của họ đến từ cơ và mỡ của họ nằm ở đâu.

  • 14/06/2025

    Uống quá nhiều nước có hại không?

    Tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta đều cần nước để hoạt động tốt. Mất nước gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước dẫn đến dư thừa nước cũng gây hậu quả nghiêm trọng.

  • 14/06/2025

    Hiến máu cứu người: Hành động ý nghĩa và nhân văn

    Máu là nguồn sống quý giá, là món quà vô giá mà con người có thể trao tặng lẫn nhau để duy trì sự sống. Trong những tình huống khẩn cấp như tai nạn, phẫu thuật hay điều trị các bệnh lý nghiêm trọng, việc tiếp cận nguồn máu an toàn là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết.

  • 13/06/2025

    6 cách ăn cam giúp giảm cân nên thử

    Nhiều người thích ăn cam nhưng e ngại lượng đường trong cam ảnh hưởng đến quá trình giảm cân. Tìm hiểu cách ăn cam giúp no lâu và kiểm soát đường huyết hiệu quả.

  • 13/06/2025

    Những điều cần biết về nhóm máu và truyền máu: Kiến thức quan trọng cho sức khỏe cộng đồng

    Máu là nguồn sống quý giá, đóng vai trò không thể thay thế trong việc duy trì sự sống và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm. Từ những phát hiện mang tính cách mạng của Karl Landsteiner vào đầu thế kỷ 20 về nhóm máu cho đến các tiến bộ y học hiện đại trong lĩnh vực truyền máu, con người đã không ngừng khám phá và hoàn thiện kiến thức về lĩnh vực này.

  • 12/06/2025

    Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em trong mùa hè

    Mùa hè là thời điểm các em nhỏ được nghỉ ngơi, vui chơi sau một năm học tập căng thẳng. Đây cũng là dịp để các gia đình tổ chức những chuyến đi chơi, hoạt động ngoại khóa, hay đơn giản là để trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, cùng với niềm vui ấy là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh về tai nạn trẻ em mùa hè, một vấn đề có xu hướng gia tăng đáng kể trong giai đoạn này.

Xem thêm