Dầu ngô có hàm lượng phytosterol cao so với một số loại dầu ăn khác như dầu đậu phộng, dầu ô liu và dầu hạt cải. Dầu ngô rất giàu phytosterol, hợp chất có nguồn gốc thực vật có cấu trúc tương tự như cholesterol có trong động vật. Phytosterol có khả năng chống viêm.
Ăn một chế độ ăn giàu thực phẩm chống viêm có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh, chẳng hạn như bệnh tim, đái tháo đường type 2 và một số bệnh ung thư. Ngoài ra, phytosterol còn được phát hiện có thể giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol của cơ thể, đặc biệt là cholesterol “xấu” LDL. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch.
Ngoài phytosterol, dầu ngô cũng có chứa các dưỡng chất khác tốt cho tim, chẳng hạn như vitamin E, acid linoleic (acid béo omega-6). Trong đó, vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh có thể ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho tim và mạch máu do các gốc tự do dư thừa gây ra.
Trong một đánh giá của nghiên cứu ở hơn 300.000 người, việc hoán đổi 5% tổng lượng calo từ chất béo bão hòa sang acid linoleic làm giảm nguy cơ đau tim thấp hơn 9% và nguy cơ tử vong liên quan đến tim thấp hơn 13%.
Nhược điểm của dầu ngô
Dù nghiên cứu cho thấy hợp chất có trong dầu ngô mang đến một số lợi ích cụ thể cho sức khỏe tim mạch, tuy nhiên, bên cạnh đó nó vẫn tồn tại những nguy cơ tiềm ẩn đáng kể đối với sức khỏe do:
Có thể chứa hóa chất gây hại cho sức khỏe
Dầu ngô được biết đến nhiều nhất trong ngành ẩm thực do nó có điểm bốc khói rất cao (nhiệt độ dầu bắt đầu bị biến chất, giải phóng các gốc tự do có hại cho sức khỏe) khoảng 232 độ C, phù hợp chế biến ở nhiệt độ cao.
Đáng nói, với hàm lượng chất béo chỉ khoảng 1-4%, ngô không phải là thực phẩm có dầu tự nhiên. Do đó, nó phải trải qua một quá trình phức tạp để chiết xuất dầu. Quá trình này có thể khiến loại bỏ nhiều vitamin và khoáng chất, thậm chí có thể tạo ra các chất có hại cho sức khỏe ví dụ như:
- Chiết xuất hexane: Ngô được rửa bằng dung dịch có chứa hóa chất gọi là hexane khiến ngô tiết ra dầu. Tuy nhiên, hexane đã được chứng minh là có tác động tiêu cực đến hệ thần kinh ở người và động vật.
- Khử mùi: Các mùi và vị không mong muốn được loại bỏ khỏi dầu, do đó một số hợp chất có lợi cho sức khỏe cũng bị mất đi. Tuy nhiên, nếu không có bước này, mùi và vị của dầu ngô không thích hợp để nấu ăn.
- Winterization: Trong bước này, sáp và chất béo bão hòa (dạng rắn) được loại bỏ khỏi dầu để nó ở trạng thái lỏng kể cả khi bảo quản ở nhiệt độ thấp.
Chứa nhiều chất béo gây viêm
Theo nghiên cứu, acid linoleic, một chất béo omega-6 rất quan trọng với sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, chất béo này có xu hướng thúc đẩy viêm nếu có sự mất cân bằng với chất béo omega-3 (chất béo chống viêm). Theo hầu hết các nghiên cứu, cơ thể bạn cần duy trì tỷ lệ chất béo omega-6 và omega-3 khoảng 4:1 để có sức khỏe tối ưu.
Tuy nhiên, dầu ngô có tỷ lệ chất béo omega-6 trên omega-3 là 46:1. Gây ra sự mất cân bằng rất lớn đối với 2 acid béo thiết yếu. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến viêm mạn tính - gốc rễ của các bệnh mạn tính như bệnh tim, béo phì, đái tháo đường, thậm chí là ung thư.
Omega-6 có xu hướng gây viêm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Do đó, hạn chế tiêu thụ dầu ngô và các loại thực phẩm khác có nhiều chất béo omega-6 trong khi tăng cường các loại thực phẩm giàu chất béo omega-3, chẳng hạn như cá béo và hạt chia có thể giúp giảm viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể. Hoặc, có nhiều lựa chọn thay thế lành mạnh hơn dầu ngô như dầu dầu ô liu, dầu dừa…
Tham khảo thông tin tại bài viết: Ăn quả hạch có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch