Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng chống bệnh tim mạch, ung thư với dầu ô liu

Dầu ô liu được sử dụng rộng rãi trên thế giới và được coi như một nguồn bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể. Không những thế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh dầu ô liu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như phòng chống bệnh tim mạch, ung thư, Alzheimer, giúp giảm cân, kiểm soát đường huyết...

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu máu cơ tim và đột quỵ là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Dầu ô liu có tác dụng chống viêm, giúp giảm cholesterol, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một nghiên cứu tại Đại học Vienna (Áo) cho thấy nguy cơ tử vong do các nguyên nhân như đột quỵ, bệnh tim mạch ở những người thường xuyên ăn dầu ô liu giảm đáng kể so với những người ít ăn hoặc không ăn. Ngoài ra, ăn dầu ô liu mỗi ngày còn có thể làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.

Chống ung thư

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm dầu ô liu có thể hữu ích trong việc giảm nguy cơ ung thư. Trong dầu ô liu có các hợp chất có thể chống lại ung thư vú, tiếu hóa, da và xương. Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Molecular & Cellular Oncology (Hoa Kỳ) cho thấy rằng hợp chất chống viêm oleocanthal trong dầu ô liu có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và không gây hại đối với các tế bào khác.

Giảm cân

Giàu ô liu giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân 

Theo WHO, năm 2016, 39% người trưởng thành bị thừa cân và 13% bị béo phì. Tuy nhiên, lượng người béo phì ở Địa Trung Hải là rất ít so với các nơi khác trên thế giới do họ có một chế độ ăn giàu dầu ô liu. Trong dầu ô liu có chứa chất béo không bão hòa tốt cho sức khỏe giúp làm giảm lượng cholesterol xấu. Dầu ô liu được chứng minh giúp giảm cân, giảm vòng eo và chỉ số khối cơ thể (BMI).

Tốt cho người bệnh đái tháo đường

Các polyphenol chống oxy hóa có trong dầu ô liu giúp cải thiện lượng đường huyết ở những người tiền đái tháo đường. Trong khi đó, dầu ô liu và chế độ ăn Địa Trung Hải làm giảm nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường loại 2, cải thiện chuyển hóa glucose và cải thiện đường huyết lúc đói.

Phòng chống bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là nguyên nhân gây mất trí nhớ ở người cao tuổi, thâm chí có thể gây tử vong nếu bệnh nặng. Các chất chất oxy hóa trong dầu ô liu đã được chứng minh là có khả năng ngăn chặn beta-amyloid, tác nhân gây ra những tổn thương não dẫn đến Alzheimer. Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Navarra ( Tây Ban Nha) cho thấy rằng chế độ ăn Địa Trung Hải giàu dầu ô liu giúp cải thiện chức năng nhận thức.

Viêm khớp dạng thấp

Dầu ô liu giúp giảm triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở cổ tay, đầu gối, bàn chân, bàn tay. Nếu không được điều trị có thể gây biến dạng hay thậm chí là bại liệt. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Frontiers in Nutrition (Hoa Kỳ) năm 2017 cho thấy rằng việc kết hợp dầu ô liu vào chế độ ăn uống của có thể giúp ích  giảm bớt một số triệu chứng của viêm khớp dạng thấp như giảm sự phá hủy sụn, phù khớp, từ đó ngăn chặn sự phát triển của viêm khớp.

Giúp xương chắc khỏe

Khi có tuổi, chúng ta có thể bị giảm khối lượng xương và mật độ xương, dẫn đến xương dễ bị gãy hơn. Một nghiên cứu được thực hiện trên phụ nữ Tây Ban Nha cho thấy những phụ nữ thường xuyên ăn dầu ô liu có mật độ xương cao hơn đáng kể so với những người khác.

Sức khỏe tiêu hóa

Dầu ô liu có thể giúp bạn giảm táo bón. Các chất béo trong dầu ô liu có thể giúp làm mịn, trơn thành ruột, giúp phân dễ đi qua hơn. Nó cũng có thể giúp phân giữ nước nhiều và mềm hơn. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng dầu ô liu không phải là thuốc chữa táo bón. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể và tăng cường ăn chất xơ sẽ giúp bạn cải thiện hoặc ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Tốt cho phụ nữ mang thai

Chế độ ăn của thai phụ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi. Một nghiên cứu của Tây Ban Nha đã kết luận rằng chế độ ăn Địa Trung Hải với dầu ô liu giúp cả phụ nữ mang thai và con của họ mạnh khỏe hơn. Hơn nữa, ăn 5g dầu ô liu mỗi ngày làm giảm nguy cơ sinh con nhỏ soi với tuổi thai. Một đứa trẻ sinh ra thiếu cân có nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em và các bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành như nhiễm trùng đường hô hấp, đái tháo đường, béo phì, bệnh tim mạch và rối loạn tâm thần.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về dầu ôliu

 
Nguyễn Kiên H+ (Theo Health Journal) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

  • 30/09/2024

    Thừa cân béo phì ở trẻ em

    Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.

  • 30/09/2024

    Suy thận ở trẻ em

    Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm