Theo nghiên cứu, flavonoid trong trà mạn có thể kiểm soát tốt nồng độ cholesterol, đường huyết và huyết áp – những yếu tố chính ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu cũng chỉ ra, uống trà mạn thường xuyên làm tăng khả năng sống sót sau cơn đau tim.
Cụ thể, các gốc tự do được tạo ra một cách tự nhiên trong cơ thể trong quá trình chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Nó oxy hóa màng tế bào, không chỉ góp phần gây lão hóa mà còn là “thủ phạm” gây ra các bệnh như ung thư, đái tháo đường, bệnh tim mạch. Theo đó, các polyphenol như theaflavin, thearubigins và catechin trong trà mạn có đặc tính chống oxy hóa mạnh, giúp chống lại tác hại của các gốc tự do, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Catchin trong trà mạn ức chế sản sinh gốc tự do, ngăn hình thành cục máu đông
Bên cạnh đó, nồng độ cholesterol cao đồng nghĩa bạn sẽ phải đối mặt với việc tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và các vấn đề về tim mạch. Một nghiên cứu được thực hiện ở những người tăng cholesterol máu nhẹ, họ uống 5 chén trà mạn mỗi ngày, kéo dài trong khoảng thời gian 3 tuần. Kết quả cho thấy, trà mạn giúp giảm cholesterol LDL 11,1% và tổng mức cholesterol 6,5%. Theo các nhà nghiên cứu, catechin trong trà, đặc biệt là este gallate có khả năng hạn chế sự hấp thụ cholesterol trong ruột.
Đặc biệt, tăng huyết áp nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra một loạt các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như bệnh thận mạn tính, suy tim, đau tim và đột quỵ. Theo một nghiên cứu, uống 3 chén trà mạn mỗi ngày, kéo dài trong 6 tháng làm giảm đáng kể cả huyết áp tâm thu và tâm trương. Bởi, flavonoid trong trà mạn giúp điều hòa lưu lượng máu, kiểm soát huyết áp hiệu quả.
Lợi ích sức khỏe khác của trà mạn
Ngăn ngừa sâu răng
Thành phần trong trà mạn có thể ức chế vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus. Hơn nữa, trà mạn có chứa fluoride giúp giữ cho men răng chắc khỏe.
Hỗ trợ giảm cân
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy, thành phần trong trà mạn có khả năng làm thay đổi các thành phần vi khuẩn trong ruột. Cụ thể, nó làm tăng vi khuẩn có lợi cho việc tạo ra cơ bắp và giảm vi khuẩn làm tăng nguy cơ béo phì. Từ đó giúp bạn giảm cân hiệu quả.
Tăng cường hệ miễn dịch
Theo kết quả của nghiên cứu, việc uống trà mạn trong 6 tháng cho thấy sự cải thiện của hệ thống miễn dịch.
Giảm nguy cơ mắc đái tháo đường
Trà mạn giúp kiểm soát đường huyết ở mức ổn định
Bệnh đái tháo đường xảy ra khi khả năng điều hòa đường huyết của hormone insulin suy yếu. Nghiên cứu chỉ ra, các hợp chất như epigallocatechin gallate, epicatechin gallate, theaflavin và các tannin khác có trong trà mạn giúp tăng độ nhạy của insulin.
Giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh Parkinson
Chất chống oxy hóa của polyphenol trong trà mạn có thể giúp quá trình vận chuyển máu lên não hoạt động ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ.
Một nghiên cứu khác cho thấy, các thành phần như caffeine, flavonoid và theanine có trong trà mạn giúp bảo vệ thần kinh, thúc đẩy bài tiết dopamine, cải thiện lưu thông lên não. Uống trà mạn thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson ở người cao tuổi.
Lưu ý gì khi uống trà mạn?
Liều lượng: Uống hơn 5 chén trà mạn mỗi ngày có thể gây ra một loạt các tác dụng phụ như đau đầu, run, tiêu chảy, khó ngủ, ợ nóng và nhịp tim không đều.
Caffein có trong trà mạn: Trung bình 2 chén trà mạn sẽ có khoảng 200mg caffeine. Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ quá số lượng này mỗi ngày.
Một số chuyên gia cho rằng, caffeine trong trà mạn có thể làm tăng bài tiết calci của cơ thể và làm giảm hiệu quả hấp thụ sắt.
Tham khảo thông tin tại bài viết: Uống trà với sữa có lợi ích gì không?