Theo các chuyên gia, nhiều loại trà được chứng minh là có khả năng điều trị các triệu chứng của tình trạng đau dạ dày như buồn nôn, tiêu chảy hay nôn mửa. Dưới đây là 9 loại trà có thể giúp bạn:
Trà xanh được chứng minh là đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trà xanh từng được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để điều trị tiêu chảy, nhiễm khuẩn do Helicobacter pylory – một chủng vi khuẩn gây đau dạ dày, buồn nôn và đầy hơi. Theo các chuyên gia, bạn nên sử dụng từ 1-2 ly mỗi ngày (khoảng 240-475ml). Việc sử dụng quá nhiều nước trà xanh lại có thể gây ra các tác dụng ngược lại những điều mong muốn như gây buồn nôn và khó chịu cho dạ dày do hàm lượng caffein tiêu thụ vượt quá ngưỡng khuyến nghị.
Trà gừng được làm bằng cách đun sôi rễ cây gừng (phần củ) và thu lại phần nước của nó. Theo các chuyên gia, trà gừng đem lại những lợi ích vô cùng kinh ngạc cho hệ tiêu hóa, điển hình như giúp làm giảm tình trạng buồn nôn hay nôn.
Đặc biệt, trà gừng có khả năng giúp dự phòng tình trạng mệt mỏi vào buổi sáng ở phụ nữ mang thai, hay khả năng làm giảm tình trạng buồn nôn và nôn cho các bệnh nhân trong giai đoạn hóa trị liệu. Hơn nữa, các nhà khoa học còn chứng minh trà gừng giúp làm giảm hơi, giảm tình trạng đầy bụng, giảm tình trạng chuột rút hay khó tiêu và giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và hiệu quả.
Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên đun sôi vài lát gừng thái nhỏ trong 10-20 phút, sau đó lọc và loại bỏ phần bã và có thể dùng kèm theo một chút chanh, mật ong.
Trà bạc hà là một sự lựa chọn phổ biến khi mà bạn bắt đầu gặp các rắc rối ở hệ tiêu hóa. Theo các nghiên cứu, trà bạc hà có khả năng làm thư giãn cơ và giảm đau ở động vật. Các nghiên cứu trên người cho thấy, trà bạc hà có khả năng làm giảm thời gian, tần suất và mức độ cơn đau dạ dày ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, tinh dầu bạc hà được chứng minh khả năng dự phòng tình trạng buồn nôn và nôn mửa ở những người sau điều trị hóa trị liệu.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên sử dụng một vài lá bạc hà nghiền nát trong nước nóng trong thời gian từ 7-12 phút. Bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng tiện dụng vì đây là một thức uống rất phổ biến.
Trà đen là loại trà mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tương tự như trà xanh. Chúng có khả năng làm giảm sự khó chịu từ các cơn đau dạ dày. Đặc biệt, trà đen có tác dụng rất hiệu nghiệm trong điều trị tiêu chảy.
Theo nghiên cứu, sử dụng trà đen giúp cải thiện nhu động ruột, cải thiện khối lượng, tần suất và tính chất của phân ở trẻ em. Điều này mang lại lợi ích trong việc cải thiện các hoạt động tiêu hóa ở trẻ.
Tương tự như trà xanh, các chuyên gia cũng đưa ra các khuyến cáo sử dụng trà đen ở mức độ vừa phải để có thể mang lại lợi ích tối đa và tránh các tác dụng không mong muốn.
Thì là là cây thuộc họ cà rốt, có hương vị tương tự như hương vị cây cam thảo. Phần lớn trà từ loại hoa của cây này thường được sử dụng để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, trong đó có đau dạ dày, táo bón, đầy hơi hay tiêu chảy.
Theo nghiên cứu, sử dụng bổ sung trà thì là hàng ngày trước và trong thời kỳ hành kinh giúp giảm các triệu chứng buồn nôn. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu còn cho thấy loại trà này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các chủng vi khuẩn, trong đó có chủng E. Coli. Loại trà này cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định trở lại sau khi trải qua các ca phẫu thuật.
Lời khuyên từ các chuyên gian là bạn nên sử dụng 1 thìa cà phê (2 gam) hạt thì là sấy khô hòa vào 240ml nước nóng, hoặc bạn cũng có thể sử dụng phần rễ cây hay lá cây và hòa chúng trong nước nóng từ 5-10 phút.
Cam thảo nổi tiếng với vị ngọt khiến nhiều người ưa thích. Theo các phương thức y học cổ truyền, loại cây này còn được dùng để điều trị các cơn đau dạ dày. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng của cam thảo giúp chữa lành các vết loét dạ dày, giảm các triệu chứng cơn đau dạ dày, giảm buồn nôn và hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên nên lưu ý với rễ cây cảm thảo về các tác dụng phụ của nó có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng với hàm lượng lớn. Theo đó, bạn nên sử dụng 1 tách trà (khoảng 240ml) mỗi ngày và tham khảo ý kiến bác sỹ nếu bạn đang gặp phải bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
Trà hoa cúc là một loại trà có hương vị nhẹ và thanh, và được coi là một trong những loại trà thưởng thức nhẹ nhàng nhất. Theo các chuyên gia, trà hoa cúc có thể giúp thư giãn các cơ của hệ tiêu hóa, điều trị triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, say xe, buồn nôn, nôn mửa hay tiêu chảy.
Để pha một ly trà hoa cúc, bạn nên sử dụng 1 thìa cà phê lá trà khô (2 gam) hòa trong 230ml nước đun sôi trong 5 phút.
Húng quế là một loại cây thảo dược được biết đến từ lâu và được sử dụng rộng rãi. Trà húng quế là sự lựa chọn hàng đầu để giải quyết các vấn đề về đau dạ dày. Theo đó, nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng làm liền vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bạn có thể sử dụng lá húng quế sấy khô và hòa với nước đun sôi để có một ly trà thơm ngon. Sử dụng trà húng quế mỗi ngày là một phương pháp tốt và an toàn, lành mạnh cho sức khỏe.
Tương tự như trà bạc hà, trà húng bạc hà cũng có thể giúp làm giảm các triệu chứng căng thẳng của hệ tiêu hóa, bằng cách làm giảm các co thắt của đường tiêu hóa. Theo các nghiên cứu, những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích được sử dụng trà húng bạc hà cho kết quả giảm cơn đau dạ dày, giảm cảm giác khó chịu và giảm cảm giác đầy bụng. Đặc biệt, húng bạc hà còn chứa nhiều thành phần khác chứ không chỉ chứa bạc hà. Điều này giúp chúng có khả năng giúp cơ thể chống lại sự phát triển của các vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
Trà húng bạc hà cũng rất dễ làm để sử dụng ngay tại nhà. Lời khuyên từ các chuyên gia là bạn nên sử dụng một vài lá hòa lẫn với khoảng 240ml nước đun sôi.
Tổng kết
Trà là một loại thức uống mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt hơn, có những loại trà có thể giúp bạn giảm các triệu chứng của cơn đau dạ dày.
Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, bạn nên tự thiết kế cho bản thân một ly trà và thưởng thức. Việc này hoàn toàn có thể làm được và chắn chắn nó sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
Tham khảo thêm thông tin tại: Thực phẩm nóng – lạnh theo quan điểm Đông y
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.