Suy thận ở trẻ em là gì?
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Thận là một phần của hệ tiết niệu, có chức năng loại bỏ chất thải và nước khỏi máu để tạo thành nước tiểu. Hệ tiết niệu cũng bao gồm bàng quang (nơi chứa nước tiểu), niệu quản (ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang) và niệu đạo (nơi nước tiểu chảy ra).
Có hai loại suy thận. Loại đầu tiên là suy thận cấp, hay còn được gọi là tình trạng tổn thương thận cấp tính. Đây là tình trạng đột ngột và tạm thời ở những quả thận khỏe mạnh. Ở tổn thương thận cấp tính, thận thường phục hồi ở một mức độ nào đó hoặc thậm chí có thể lành lại hoàn toàn.
Loại suy thận thứ hai là suy thận mãn tính, được gọi là bệnh thận mãn tính. Đây là bệnh lý mà người bệnh (trẻ em hoặc người lớn) mắc hoặc phát triển tình trạng thận không hồi phục. Những bệnh lý này có thể từ nhẹ đến rất nghiêm trọng. Hiện nay, đã có các phương pháp điều trị cho mọi giai đoạn của bệnh thận mạn tính.
Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em là gì?
Tổn thương thận cấp tính ở trẻ em có thể do mất nước, do một số loại thuốc, do bệnh lý hoặc do những nguyên nhân khác. Có ba loại tổn thương thận cấp tính:
Suy thận mãn tính (còn gọi là bệnh thận mãn tính) ở trẻ em thường do vấn đề về thận hoặc đường tiết niệu. Tình trạng này cũng có thể là hậu quả của tổn thương thận.
Đọc thêm tại bài viết: 8 thực phẩm người mắc bệnh thận cần kiêng
Đối tượng nào ở trẻ em có thể bị suy thận?
Suy thận có thể xảy ra với bất kỳ ai, bao gồm trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi lứa tuổi và dân tộc. Suy thận không phải do di truyền, mặc dù vẫn có một số bệnh lý di truyền có thể gây ra tình trạng này.
Dấu hiệu suy thận ở trẻ em là gì?
Đôi khi không có dấu hiệu suy thận nào. Khi suy thận nhẹ, bệnh thường không được phát hiện trừ khi trẻ tình cờ làm xét nghiệm vì lý do khác. Các dấu hiệu cũng phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy thận.
Các dấu hiệu điển hình của suy thận có thể bao gồm:
Các triệu chứng bổ sung, không đặc hiệu có thể bao gồm:
Đọc thêm tại bài viết: Thực đơn cho người bị suy thận mạn
Có những xét nghiệm nào để chẩn đoán suy thận ở trẻ em?
Sau khi khám và hỏi về tiền sử bệnh lý của trẻ, các xét nghiệm có thể bao gồm:
Chẩn đoán suy thận ở trẻ em như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán suy thận bằng cách xem xét các triệu chứng và kết quả xét nghiệm của trẻ. Xét nghiệm máu và nước tiểu là phổ biến nhất, tiếp theo là chẩn đoán hình ảnh và sau đó là sinh thiết.
Suy thận ở trẻ em được điều trị như thế nào?
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy thận, suy thận cấp tính hay mãn tính và quan trọng nhất là mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phương pháp điều trị cũng phụ thuộc vào khả năng dung nạp một số liệu pháp nhất định của trẻ và mong muốn của gia đình trẻ.
Các phương pháp điều trị có thể bao gồm theo dõi, dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống. Khi trẻ bị suy thận nặng, phương pháp điều trị có thể bao gồm chạy thận nhân tạo, trong đó bác sĩ sẽ sử dụng máy để lọc chất thải và nước khỏi máu của trẻ.
Biện pháp cuối cùng áp dụng cho một số trẻ bị suy thận mãn tính nghiêm trọng sẽ cần ghép thận. Đây là lúc bác sĩ thay thế một trong những quả thận của trẻ bằng một quả thận khỏe mạnh do người khác hiến tặng, người này có thể còn sống hoặc đã chết. Một quả thận tốt sẽ đủ để duy trì sức khỏe tương đối cho trẻ.
Nhìn chung, suy thận ở trẻ em rất hiếm gặp nên có rất ít bác sĩ chuyên khoa thận nhi - bác sĩ chuyên về suy thận ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có những dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên cho trẻ tới gặp bác sĩ ngay nhé.
Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM (VIAM Clinic) trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam tư vấn, cung cấp chế độ dinh dưỡng cá thể dành cho những người đang điều trị các bệnh mạn tính, trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì phụ nữ mang thai và cho con bú,... Hãy liên hệ với VIAM Clinic nếu bạn muốn có chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935.18.3939 hoặc 024.3633.5678
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.
Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.
Hầu hết mọi người có thể ăn chanh hoặc uống nước chanh một cách an toàn nhưng vì chanh có tính acid nên nó có nguy cơ gây bất lợi cho một số trường hợp cụ thể. Vậy nhóm người nào nên hạn chế ăn chanh?
Gừng đã được sử dụng từ rất lâu đời trong y học và cả ẩm thực, thói quen ăn gừng, uống trà gừng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tin vui là các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ra một công dụng mới của gừng đối với sức khỏe đường ruột.
Nếu bạn có thói quen sử dụng thực phẩm bổ sung để tăng cường sức khỏe hàng ngày, thì chắc chắn, bạn cũng là người đang ưu tiên áp dụng các lựa chọn cho lối sống lành mạnh.