Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Suy thận cấp: những điều bạn cần biết

Suy thận cấp thường xảy ra ở những người đang nằm viện. Nó có thể diễn biến nhanh chóng trong vòng một vài giờ hoặc phát triển trong một vài ngày, một vài tuần. Những người có các bệnh nặng hoặc cần được chăm sóc tích cực có nguy cơ cao phát triển suy thận cấp.

Suy thận cấp: những điều bạn cần biết 

Chức năng lọc máu là chức năng chính của thận. Suy thận cấp xảy ra khi thận đột ngột suy giảm khả năng đào thải lượng muối dư thừa, chất lỏng và các chất cặn bã từ máu. Khi đó, lượng chất này sẽ có thể tăng lên đến mức độ nguy hiểm đối với cơ thể và đe dọa tính mạng.

Suy thận cấp có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị tích cực. Tuy nhiên, bệnh có thể được đảo ngược. Mặt khác, nếu bạn có sức khỏe tốt thì hoàn toàn có khả năng bình phục.

Nguyên nhân

Suy thận cấp có thể do nhiều nguyên nhân như:

  • Hoại tử ống thận cấp
  • Mất nước đột ngột hoặc mất nước nặng
  • Tổn thương thận do nhiễm độc hoặc một số thuốc nhất định
  • Các bệnh thận tự miễn, ví dụ như viêm thận kẽ
  • Tắc nghẽn ống dẫn nước tiểu

Giảm lượng máu đến thận có thể gây tổn thương thận. Một số bệnh lí có thể gây giảm lượng máu đến thận như:

  • Huyết áp thấp
  • Bỏng
  • Mất nước
  • Mất máu
  • Chấn thương
  • Sốc nhiễm khuẩn
  • Các bệnh lí nặng
  • Phẫu thuật

Một số rối loạn nhất định có thể gây ra các cục máu đông ở mạch máu thận và gây ra suy thận cấp, như:

  • Hội chứng tăng ure huyết
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự miễn
  • Tăng huyết áp ác tính
  • Phản ứng truyền máu
  • Bệnh xơ cứng bì

Một số loại nhiễm trùng như nhiễm trùng huyết và viêm bể thận cấp, có thể trực tiếp làm tổn thương thận.

Mang thai có thể gây ra các biến chứng có hại đến thận như rau tiền đạo hoặc rau bong non.

Yếu tố nguy cơ

Nguy cơ suy thận cấp của bạn sẽ tăng cao nếu bạn có các vấn đề sức khỏe kéo dài như:

  • Bệnh thận
  • Bệnh gan
  • Đái tháo đường, đặc biệt nếu bệnh không được kiểm soát
  • Tăng huyết áp
  • Suy tim
  • Béo phì

Nếu bạn đang bị bệnh hoặc đang điều trị ở khoa điều trị tích cực trong bệnh viện, bạn sẽ có nguy cơ cao bị suy thận cấp. Những phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật ổ bụng hoặc cấy ghép tủy xương có thể làm tăng nguy cơ của bạn.

Triệu chứng

Triệu chứng của suy thận cấp bao gồm:
  • Đi ngoài ra máu
  • Khó thở
  • Cử động chậm chạp
  • Phù
  • Mệt mỏi
  • Đau bụng
  • Run tay
  • Dễ bị bầm tím
  • Lẫn lộn, đặc biệt là ở người già
  • Chán ăn
  • Giảm cảm giác, đặc biệt là ở bàn tay và bàn chân
  • Chảy máu kéo dài
  • Co giật
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Tăng huyết áp
  • Có vị kim loại trong miệng

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị suy thận cấp, ngoài thăm khám lâm sàng, bạn có thể cần làm một số xét nghiệm sau:

  • Đo lượng ure nitrogen máu
  • Natri, kali máu
  • Đánh giá chức năng lọc của cầu thận
  • Creatinin máu, nước tiểu
  • Xét nghiệm nước tiểu

Siêu âm là một phương pháp được sử dụng để chẩn đoán suy thận cấp. Tuy nhiên, chụp Xquang, cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ bụng có thể giúp bác sĩ xác định tình trạng tắc nghẽn ống dẫn niệu.

Một số xét nghiệm máu có thể được sử dụng để xác định bệnh lí nguyên nhân gây suy thận.

Điều trị

Điều trị suy thận cấp sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân. Mục đích của điều trị là phục hồi lại chức năng bình thường của thận.

Bác sĩ sẽ hạn chế số lượng nước trong chế độ ăn của bạn, đồng thời khuyến cáo một thực đơn giàu tinh bột và ít protein, kali.

Kháng sinh có thể được chỉ định để điều trị và phòng nhiễm trùng. Thuốc lợi tiểu có thể giúp thận lọc các chất lỏng. Canxi và Insulin có thể giúp phòng ngừa tình trạng tăng kali máu.

Bạn có thể cần được lọc máu nếu bạn có mức kali máu quá cao, lú lẫn hoặc vô niệu (không có nước tiểu), viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim. Lọc máu có thể giúp đào thải các chất cặn bã có chứa nitrogen ra khỏi cơ thể.

Biến chứng

Một vài biến chứng của suy thận cấp có thể gặp như:

  • Suy thận mạn
  • Tổn thương tim
  • Tổn thương hệ thống thần kinh
  • Suy thận giai đoạn cuối
  • Tăng huyết áp

Phòng bệnh

Phòng và điều trị các bệnh lí có thể dẫn đến suy thận cấp là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Theo Mayo Clinic, một lối sống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và ăn uống hợp lí có thể phòng suy thận. Bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm soát tốt các bệnh lí có thể dẫn đến suy thận.

Tiên lượng

Suy thận cấp có thể đe dọa tính mạng hoặc dẫn đến suy thận mạn, các bệnh lí thận giai đoạn cuối. Nguy cơ tử vong tăng cao nếu suy thận gây ra bởi nhiễm trùng, chấn thương hoặc phẫu thuật.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tử vong:

  • Bệnh phổi
  • Đột quỵ gần đây
  • Tuổi già
  • Mất máu
  • Suy thận tiến triển

Nếu được điều trị tích cực và phù hợp, khả năng bình phục của bạn là rất lớn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phì đại lành tính tiền liệt tuyến và nguy cơ suy thận

Bình luận
Tin mới
  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

  • 14/05/2025

    Chế độ ăn cho người bị chấy rận

    Chấy rận không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng, giảm ngứa ngáy và hỗ trợ quá trình điều trị chấy rận hiệu quả hơn.

  • 14/05/2025

    Lợi ích sức khỏe của ngải cứu

    Ngải cứu là loại rau cũng như phương thuốc được dùng phổ biến trong đời sống người dân. Mặc dù ngải cứu đã được sử dụng nhiều trong y học phương Đông với nhiều công dụng tuyệt vời trong suốt chiều dài lịch sử, tuy nhiên y học hiện đại chưa chứng minh được tất cả những lợi ích cổ truyền của ngải cứu. Cùng tìm hiểu về loại cây này qua bài viết sau đây!

Xem thêm