Suy thận có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng và làm trầm trọng thêm các bệnh sẵn có. Không phải bệnh nhân suy thận nào cũng đồng thời bị viêm gan C, song hiểu rõ được yếu tố nguy cơ của bản thân sẽ giúp bạn duy trì được một chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Nguyên nhân gây suy thận
Suy thận là hiện tượng suy giảm chức năng thận, khi mà cơ chế bài tiết các chất cặn bã không được triệt để dẫn tới sự tồn đọng các chất độc hại trong cơ thể. Đây là một tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Thận tuy là một cơ quan có kích thước tương đối nhỏ nhưng tham gia vào những chức năng sống còn của cơ thể như đào thải các chất cặn bã và duy trì cân bằng nước - điện giải. Do chức năng vô cùng thiết yếu của thận nên suy thận có thể ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đối với cơ thể.
Các nguyên nhân chủ yếu gây suy thận bao gồm:
Virus viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh do virus viêm gan C gây nên, lây truyền qua đường máu. Đây là căn bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm do thời gian ủ bệnh có thể kéo dài tới vài tháng hoặc vài năm rồi mới biểu hiện triệu chứng ban đầu. Hiện tại chưa có vaccin phòng bệnh cũng như chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị khỏi viêm gan C.
Virus viêm gan C (HCV) gây viêm gan và tổn thương gan. Khi gan không thể thực hiện được chức năng của mình, cơ thể không thể tiêu hóa và sử dụng được các chất dinh dưỡng từ thực phẩm cũng như không có khả năng thải độc.
Mức độ nghiêm trọng của nhiễm HCV
Viêm gan virus C có thể ở dạng cấp tính hay mãn tính. Theo National Disgestive Diseases Information Clearinghouse, viêm gan C cấp tính thường kéo dài khoảng 6 tháng, trong khi các trường hợp mãn tính thường diễn biến lâu hơn. Trong viêm gan cấp tính, cơ thể bạn có thể tự chống lại những nhiễm trùng. Nhưng Viêm gan C mãn tính lại âm thầm và đôi khi không có triệu chứng trong một thời gian dài. Mặt khác viêm gan C mạn tính có thể dẫn tới tổn thương gan nghiêm trọng dẫn đến suy gan và hàng loạt vấn đề sức khỏe khác. Do vậy, những người mắc viêm gan mạn tính thường phải sử dụng thuốc để ngăn ngừa tiến triển đến suy gan cũng như suy các cơ quan khác.
Mối liên quan giữa HCV và bệnh thận
Những nhiễm trùng nếu để quá lâu không được điều trị có thể dẫn tới suy thận, trong đó có nhiễm trùng do Viêm gan C. Việc phát hiện sớm viêm gan C có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng lan sang các cơ quan khác của cơ thể. Các triệu chứng bao gồm:
Nguy cơ của liệu pháp điều trị bệnh thận
Mặc dù các nhà khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa viêm gan C và suy thận, nhưng bản thân một số bệnh nhân mắc bệnh thận cũng có nguy cơ nhiễm HCV trong quá trình điều trị. Một trong những nguy cơ lớn nhất liên quan đến quá trình chạy thận nhân tạo trong đó máu của người bệnh được lọc bên ngoài cơ thể thông qua một thiết bị lọc máu. Nếu những chiếc kim được sử dụng không vô trùng, bạn sẽ có nguy cơ bị mắc các bệnh khác, bao gồm cả viêm gan C.
Ngoài ra, việc truyền máu cũng tiềm ẩn nguy cơ tương tự. Hiệp hội bệnh thận Hoa Kỳ báo cáo rằng nguy cơ này đã giảm đáng kể từ những năm 1990 nhưng tình trạng nhiễm virus HCV do lọc máu vẫn đang còn tồn tại.
Trao đổi về xét nghiệm với bác sỹ
Chăm sóc y tế dự phòng là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện được các nhiễm trùng do virus và tình trạng suy cơ quan. Tối thiểu mỗi năm 1 lần bạn nên tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện bệnh tật. Ngoài ra, những bệnh nhân lọc máu nên được kiểm tra virus viêm gan C thường xuyên để phát hiện tình trạng nhiễm trùng do điều trị.
Phòng các bệnh nhiễm trùng
Mặc dù không phải tất cả mọi trường hợp bị suy thận đều là do bị nhiễm viêm gan C nhưng bạn có thể góp phần giảm thiểu nguy cơ của bản thân bằng cách dự phòng các bệnh nhiễm trùng. Do HCV lây qua đường máu nên cần tránh sử dụng những kim tiêm chưa được tiệt trùng, xăm mình và xỏ khuyên. Luôn sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không nghiện ma túy. Ngoài ra, cần đeo găng tay nếu bạn cần phải tiếp xúc với máu của người khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mối liên quan giữa viêm gan C và tiểu đường
Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt, là thời điểm gia đình sum họp, quây quần bên nhau sau một năm dài lao động vất vả. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, đây cũng là thời điểm cần lưu ý để đảm bảo sức khỏe và tinh thần luôn vui tươi, thoải mái.
Dưa hành muối là một trong những món ăn giúp kích thích tiêu hóa, giúp tiêu thụ, chuyển hóa các chất béo từ thực phẩm, nhất là trong dịp Tết. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam, là khoảng thời gian để sum họp gia đình, gặp gỡ bạn bè và thư giãn sau một năm dài làm việc vất vả. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui và sự háo hức, ngày Tết cũng có thể mang đến những áp lực và căng thẳng nhất định.
Với màu sắc hấp dẫn, hương vị ngọt thanh, cà rốt có tác dụng tô điểm cho nhiều món ăn và còn là 'siêu thực phẩm' chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nghiên cứu mới phát hiện tiềm năng rất có lợi của cà rốt đối với người bệnh đái tháo đường.
Những cơn chuột rút đột ngột và đau đớn là một trong những hậu quả có thể xảy ra của tình trạng thiếu kali. Các dấu hiệu khác cho thấy lượng kali của bạn có thể thấp bao gồm mệt mỏi, yếu cơ hoặc co giật, ngứa ran hoặc tê liệt. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn cũng có thể bị nhịp tim không đều hoặc hồi hộp.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý sức khỏe tổng thể và giảm thiểu nguy cơ biến chứng cho người mắc hội chứng Marfan - bệnh rối loạn di truyền ảnh hưởng nhiều cơ quan gan, thận...
Cho dù bạn chạy quanh công viên gần nhà, chèo thuyền dọc bờ hồ hay đi bộ trên đường mòn gần nhà, tập thể dục ngoài trời đều mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Sau đây là thông tin chi tiết về lý do tại sao tập thể dục ngoài trời lại tốt cho bạn, một số bài tập tuyệt vời khi thực hiện ngoài trời và mẹo để bắt đầu.