Bệnh viêm gan C lây truyền như thế nào?
Viêm gan C là một bệnh truyền qua đường máu. Thông thường, virus sẽ xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở trên da.
Con đường dễ lây virus viêm gan C nhất là qua việc tiêm truyền. Dùng chung bơm kim tiêm với người bị viêm gan C có thể nhiễm virus. Bác sỹ và nhân viên y tế có thể nhiễm virus viêm gan C qua các vêt thương do bị kim đâm.
Với một vài người, virus viêm gan C lây qua đường truyền máu. Hiếm gặp hơn là trẻ sơ sinh nhiễm virus viêm gan C do mẹ của chúng nhiễm loại virus này.
Viêm gan C cũng có thể lây qua đường tình dục hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân (như bàn chải đánh răng hoặc dao cạo râu). Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm gặp.
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm gan C
70-80% bệnh nhân mắc viêm gan C không biểu hiện triệu chứng gì, đặc biệt là trong giai đoạn sớm. Ở những người này, các triệu chứng có thể biểu hiện sau vài năm, thậm chí vài chục năm sau đó, khi gan bắt đầu bị tổn thương.
Những người khác biểu hiện triệu chứng sau khi nhiễm virus từ 2 tuần đến 6 tháng, trung bình là sau 6-7 tuần. Người mới nhiễm virus có thể sẽ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, mệt mỏi, đau bụng, mất vị giác, buồn nôn, nôn, đau khớp, nước tiểu sẫm màu, phân có màu đất sét hoặc vàng da.
Người nhiễm virus viêm gan C nhưng không có triệu chứng vẫn có thể lây nhiễm virus cho những người khác.
Biến chứng của viêm gan C
Nhiễm virus viêm gan C mãn tính là một tình trạng bệnh lý kéo dài với nhiều biến chứng nghiêm trọng như các bệnh về gan, xơ gan, sẹo gan hoặc ung thư gan. Những biến chứng này có thể phát triển trong vòng 20-30 năm sau khi nhiễm virus.
Điều trị viêm gan C
Điều trị viêm gan C phụ thuộc vào việc nhiễm virus viêm gan C là mãn tính hay cấp tính, và phụ thuộc vào chủng virus, lượng virus trong cơ thể, mức độ phá hủy gan, tác dụng của những phương pháp điều trị trước đó và tình trạng bệnh tình của người bệnh.
Thuốc điều trị viêm gan C bao gồm interferon (thuốc ức chế sản sinh virus), pegylated interferon (phối hợp interferon với polyethylen glycon), ribavirin, telaprevir, simprevir và sofosbuvir. Mục tiêu của điều trị là đáp ứng virus bền vững, nghĩa là sẽ không phát hiện ra virus trong máu trong vòng 6 tháng sau điều trị.
Một số người mắc viêm gan C và gan đã bị phá hủy nghiêm trọng sẽ phải tiến hành ghép gan nhưng điều này không có nghĩa là sẽ loại bỏ được hoàn toàn virus. Virus viêm gan C vẫn có thể phát triển trên lá gan mới được cấy ghép.
Thỉnh thoảng, người bệnh vẫn bị tái nhiễm virus kể cả khi đang được điều trị thuốc kháng virus. Những người đã có đáp ứng virus bền vững sẽ ít có nguy cơ phát triển virus trên lá gan mới được ghép.
Chưa có vacxin nào có tác dụng dự phòng viêm gan C, mà mới chỉ có vắc xin phòng viêm gan A và viêm gan B
Phòng chống viêm gan C
Viêm gan C là một bệnh lây qua đường máu. Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải hay dao cạo với người khác.
Nếu phải tiêm thuốc, không dùng chung bơm tim kiêm với người khác.
Xăm mình hoặc làm móng cũng có thể có nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan C, do vậy cần sử dụng riêng các dụng cụ này.
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là biện pháp bảo vệ an toàn với virus viêm gan C lây qua đường tình dục.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.
Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.
Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?
Viện Y học ứng dụng xin gửi tới Quý khách hàng, Quý đối tác và toàn thể cán bộ nhân viên của VIAM lịch nghỉ Tết Nguyên Đán năm 2025:
Ngoài việc điều trị kịp thời, những người bị viêm phổi cần điều chỉnh lối sống như chế độ ăn uống, sinh hoạt để giúp bảo vệ phổi, tăng khả năng phục hồi.
Mùa đông là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Sức đề kháng của trẻ còn non yếu, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh. Trong bài viết này, hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về các bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa đông, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh hiệu quả.
Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu những kiến thức và thông tin hữu ích giúp bạn giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả trong mùa đông.
Mùa đông, với không khí lạnh và khô, là thời điểm nhiều người dễ mắc các bệnh dị ứng. Các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa ngáy, khó thở… gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy dị ứng mùa đông là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về chủ đề này nhé