Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thắc mắc thường gặp khi đang cho con bú

Những thắc mắc thường gặp nhất của các bà mẹ đang cho con bú sẽ được Viện Y học ứng dụng Việt Nam giải đáp dưới đây!

1.Tôi có cần phải ăn thêm gì khi đang cho con bú không?

Không. Việc cho con bú hay không không ảnh hưởng đến chế độ ăn hằng ngày của bạn. Tuy vậy, một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng luôn là lựa chọn tốt nhất. Vì vậy hãy đảm bảo ăn đủ:

  • Thực phẩm giàu tinh bột, như bánh mì hoặc cơm. Nên chọn những loại ngũ cốc nguyên hạt, để bổ sung thêm chất xơ.
  • Hoa quả và rau củ, để bổ sung chất xơ và các loại vitamin.
  • Protein, như thịt nạc, trứng, đậu. Hãy ăn cá ít nhất 2 khẩu phàn cá mỗi tuần, bao gồm các loại cá nhiều mỡ như cá hồi
  • Một số sản phầm từ sữa có hàm lượng chất béo thấp, như sữa chua

2. Tôi không nên ăn gì khi đang cho con bú.

Miễn là bạn ăn uống một cách điều độ, bạn hầu như có thể ăn mọi thứ bạn thích ngay trong thời kì đang cho con bú.

Tuy vậy, một số thành phần dinh dưỡng có trong đồ ăn hoặc thức uống có thể đi qua sữa mẹ gây ảnh hưởng không tốt đến con. Một số trẻ dị ứng với một loại protein có trong sữa bò, gây ra một số triệu chứng như:

  • Đầy hơi
  • Da ngứa và phát ban
  • Sưng mắt, mặt, và môi
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Ho và khò khè
  • Nôn và trào ngược
  • Chán ăn
  • Eczema
  • Thay đổi về phân
  • Kém phát triển

Nếu bạn nghĩ rằng sản phẩm sữa bạn đang dùng ảnh hưởng không tốt đến con, hãy dừng sử dụng nó trong vòng vài ba tuần xem tình trạng của con có được cải thiện không. Trong trường hợp con của bạn bị dị ứng với sữa bò, chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên và chỉ có bạn cách loại bỏ hoàn toàn sữa bò khỏi chế độ ăn. Tuy nhiên, lúc đó bạn nên bổ sung thêm canxi và vitamin D để đảm bảo cung cấp đủ cho cả mẹ và con.

Không có nhiều bằng chứng chứng minh cụ thể rằng đồ bạn ăn khi đang cho con bú gây ra đau bụng ở trẻ. Trẻ đau bụng có thể do nhiều nguyên do, chẳng hạn như việc mút sữa quá gấp hoặc nuốt vào bụng quá nhiều khí cũng có thể gây ra đau bụng.

Một số bà mẹ vẫn đang nghĩ rằng việc mẹ ăn đậu phộng trong thời kì cho con bú có thể làm cho trẻ dị ứng đậu phộng, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có bằng chứng chứng minh điều này. Vì vây miễn là bạn không dị ứng với đậu phộng, bạn có thể ăn chúng như bình thường.

 3. Tôi có phải uống nhiều nước trong khi cho con bú không?

Việc uống nhiều nước hay khát nước tạm thời nói chung không ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của bạn vì hệ thống điều hòa nguồn nước dự trự trong cơ thể làm việc rất hiệu quả. Vì vậy, bạn chỉ cần uống lượng nước phù hợp đảm bảo thỏa mãn cơn khát là được.

Tuy nhiên, trong suốt thời kì cho con bú, cơ thể tăng cường giải phóng hormon oxytocin, làm cho bạn rất hay cảm thấy khát nước. Vì vậy, hãy nhớ luôn đem theo đồ uống bên mình.

Nếu bạn đang không biết liệu mình có đang uống đủ nước hay không, hãy kiểm tra màu sắc nước tiểu. Nước tiểu nhạt màu có nghĩa rằng bạn đang uống đủ nước. Nếu nó có màu vàng đậm, hoặc nặng mùi, hoặc nếu bạn thường xuyên mệt lả hoặc thậm chí ngất, có thể bạn đang bị thiếu nước. Trong trường hợp này bạn nên uống thêm nước.

 4. Tôi có cần bổ sung thêm năng lượng khi đang cho con bú không?

Bạn chưa cần phải bổ sung thêm năng lượng khi mới sinh con vội, cơ thể bạn có khả năng điều hòa tiết sữa tuyệt vời. Hãy ăn khi bạn thèm, và cả khi đói. Trên thực tế, trong 9 tháng mang thai, cơ thể bạn đã tích lũy thêm khá nhiều chất béo. Việc cho con bú giúp bạn giải phóng bớt lượng chất béo này và lấy lại vóc dáng vốn có.

Lượng đồ ăn bạn cần phụ thuộc vào cân nặng của bạn trước khi mang thai, số cân bạn tăng khi mang thai và vào cường độ hoạt động của bạn.

Khi đang cho con bú, nếu bạn vẫn ăn nhiều mặc dù không thấy thèm ăn, thì đó có thể là dấu hiệu báo động bạn đang bị stress và bạn cần được động viên hỗ trợ về mặt tinh thần. Một số phụ nữ bị trầm cảm sau sinh có dấu hiệu chán ăn. Vì vậy, nếu sau sinh bạn cảm thấy chán ăn hoặc ăn không vào, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ y khoa.

 5. Tôi có thể giảm cân khi đang cho con bú không?

Có thể. Phụ nữ tăng khá nhiều cân trong khi mang thai, vì vậy việc bạn giảm vài cân trong khi đang cho con bú là có thể chấp nhận được. Giảm 0,5 đến 1 cân mỗi tuần sẽ không ảnh hưởng đến số lượng cũng như chất lượng sữa của bạn.

Tuy nhiên, khi mới sinh, bạn sẽ cần rất nhiều năng lượng để đáp ứng nhu cầu cho cả mẹ và con. Việc giảm cân quá sớm sẽ làm giảm tốc độ bình phục sau sinh thậm chí có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi hơn. Do đó, trước khi quyết định giảm cân, hãy chắc chắn là sức khỏe của bạn đã được phục hồi hoàn toàn.

Nếu muốn giảm cân sớm sau sinh, bạn không nên ngay lập tức áp dụng chế độ ăn nghiêm ngặt, thay vào đó, việc luyện tập nhẹ nhàng và ăn uống điều độ sẽ tốt hơn rất nhiều. 6 đến 8 tuần sau sinh, bạn có thể tập bao nhiêu tùy ý, miễn là bạn thấy nó phù hợp với bạn.

 6.Tôi có thể uống cà phê và trà khi đang cho con bú không?

Trong thời kì cho con bú, bạn nên nói không với những đồ ăn thức uống chứa nhiều caffeine. Ở Mĩ, phụ nữ đang cho con bú được khuyên là không nên uống quá 200mg caffeine một ngày, tức là không quá 2 cốc trà, 2 cốc cà phê hòa tan hoặc một cốc cà phê phin , một ngày.

Trên thực tế, việc uống nhiều hơn 200mg caffeine mỗi ngày ngoài việc làm cho trẻ tỉnh và khó ngủ thì không có hại gì khác với trẻ. Vậy nên, nếu bạn đang cho con bú, đang sử dụng caffein, và con của bạn có dấu hiệu khó ngủ, hãy giảm hoặc bỏ hẳn caffeine ra khỏi chế độ ăn uống.

 7. Tôi có thể uống rượu khi đang cho con bú không?

Thỉnh thoảng nhâm vi một vài chén sẽ không ảnh hưởng tới trẻ. Tuy nhiên, để an toàn nhất, bạn chỉ nên uống 1 đến 2 lần mỗi tuần, một vài đơn vị rượu mỗi lần nếu bạn là mẹ đang cho con bú. (2 đơn vị rượu tương ứng 125ml)

Rượu sẽ đi qua sữa mẹ vào con. Uống nhiều hơn 2 đơn vị rượu một ngày trong khi đang cho con bú có thể làm giảm tiết sữa, hoặc thậm chí ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ.

Tốc độ  rượu vào máu, rồi sau đó vào sữa phụ thuộc vào cân nặng và tình trạng đói no khi bạn uống. 30  đến 90 phút sau khi uống, nồng độ rượu trong máu đạt cao nhất. Sau một đến 2 tiếng cơ thể bạn mới đào thải hoặc sử dụng hết 1 đơn vị rượu.

Vì vậy nếu bạn muốn uống rượu trong khi đang cho con bú, hãy cho con ăn trước khi uống. Sau khi uống rượu từ 2 đến 3 giờ, bạn có thể cho con bú lần nữa. Lúc này nồng độ rượu trong máu bạn đã đủ thấp để không ảnh hưởng tới con.

Tuy nhiên, nếu bạn mới sinh xong, trẻ sẽ cần được bú sữa rất thường xuyên,mà không phải là 2, 3 giờ một lần. Vì vậy, bạn không nên uống rượu trong thời gian này.

8. Tôi có phải uống thêm bổ sung thêm gì khi đang cho con bú không?

Bạn nên uống thêm 10 mcg vitamin D mỗi ngày khi đang cho con bú. Trẻ đang bú lấy vitamin D từ sữa mẹ, vì vậy bạn phải bổ sung đầy đủ vitamin D cho mẹ và con.  Nếu bạn đã uống bổ sung vitamin D khi đang mang thai, cứ tiếp tục uống khi bạn đang cho con bú.

Việc bạn uống thêm vitamin D cả trong thời kì mang thai và cho con bú sẽ giúp bạn có đủ vitamin D cần thiết cho cả mẹ và con. Ngược lại, nếu bạn không bổ sung thêm trong cả thời gian này, trẻ có khả năng cao sẽ bị thiếu hịt vitamin D khi tròn tháng.

Vitamin D được cơ thể sản xuất qua khi da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Vitamin D là thành phần thiết yếu giúp xương và răng chắc khỏe.

 9. Tôi có thể bổ sung thảo mộc khi đang cho con bú không?

Bạn uống được đa số loại trà thảo mộc. Các loại trà thảo mộc phổ biến, như trà hoa cúc, trà thì là, trà bạc hà, an toàn khi được uống với một lượng vừa phải.

Tuy nhiên, thảo dược lại là một vấn đề khác. Bạn không nên uống chúng trong khi cho con bú, vì bạn không biết rõ ảnh hưởng của chúng nên sữa mẹ, và cả bé nữa.

CTV Mai Mai - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo babycentre)
Bình luận
Tin mới
  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

  • 13/07/2025

    Lựa chọn trang phục và phụ kiện chống nắng hiệu quả cho thanh thiếu niên

    Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.

  • 12/07/2025

    Chất tạo ngọt nhân tạo làm thúc đẩy cơn đói, khiến bạn ăn nhiều hơn

    Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.

  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

Xem thêm