Bạn luôn muốn thận ở trạng thái tốt nhất. Thận chịu trách nhiệm lọc chất thải và giữ cân bằng chất lỏng trong cơ thể bạn. Suy thận là khi thận của bạn không hoạt động như bình thường. Suy thận cấp đề cập đến các vấn đề ngắn hạn với chức năng thận. Các bác sĩ sử dụng thuật ngữ tổn thương thận cấp tính.
Suy thận mạn tính có nghĩa là thận của bạn không hoạt động tốt trong vài tháng. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh thận mạn tính (CKD) và suy thận mạn tính có nghĩa giống nhau. Trong một số trường hợp, suy thận mạn tính đề cập cụ thể đến những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD) hoặc bận thận mạn tính giai đoạn 5.
Nguyên nhân gây ra suy thận cấp tính và mạn tính?
Nguyên nhân suy thận cấp tính
Các bác sĩ chia nguyên nhân suy thận cấp thành ba loại: trước thận, nội tại và sau thận.
Nguyên nhân trước thận
Nguyên nhân trước thận là trường hợp bạn không có đủ chất lỏng trong cơ thể hoặc lượng máu đến thận gồm:
Nguyên nhân tại thận
Đây là những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng làm việc của thận. Đôi khi các nguyên nhân trước thận có thể dẫn đến các nguyên nhân tại thận nếu thận của bạn không nhận đủ máu và oxy như:
Nguyên nhân sau thận
Nguyên nhân sau thận bao gồm bất cứ điều gì ngăn máu hoặc chất lỏng rời khỏi thận như:
Nguyên nhân suy thận mạn
Suy thận cấp có thể dẫn đến suy thận mạn tính nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Suy thận mạn tính thường xảy ra do ảnh hưởng của một hoặc nhiều tình trạng mạn tính như:
Các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên kiểm soát chặt chẽ các vấn đề sức khỏe này để ngăn ngừa tiến triển thành suy thận mạn tính.
Các triệu chứng của suy thận cấp tính và mạn tính là gì?
Suy thận cấp tính thường gây ra các triệu chứng xảy ra nhanh chóng. Để các bác sĩ coi suy thận là một tình trạng mạn tính, bạn phải trải qua những thay đổi trong khoảng 3 tháng. Suy thận cấp không phải lúc nào cũng gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng phổ biến nhất mà bạn có thể nhận thấy là sự thay đổi lượng nước tiểu. Thận của bạn lọc nước và chất thải trong cơ thể, vì vậy khi chúng không hoạt động tốt, bạn sẽ đi tiểu ít hơn.
Nếu bạn gặp các triệu chứng sau bạn nên đi kiểm tra:
Đọc thêm bài viết: Chế độ ăn cho bệnh thận mạn tính
Một người bị suy thận mạn tính có thể không biểu hiện triệu chứng cho đến khi chức năng thận của họ giảm xuống dưới 20%. Tại thời điểm này, các triệu chứng sẽ tương tự như suy thận cấp và kèm theo
Nếu không được điều trị, chức năng thận của bạn hoạt động ở mức 10% hoặc thấp hơn mức thông thường và cần lọc máu hoặc ghép thận để ngăn ngừa các biến chứng chết người.
Làm thế nào để các bác sĩ chẩn đoán suy thận cấp tính và mạn tính?
Xét nghiệm creatinine là cách tốt nhất để bác sĩ đánh giá chức năng thận của bạn và xác định tình trạng suy thận. Creatinine là một chất thải mà thận của bạn lọc. Nếu có quá nhiều creatinine tích tụ trong máu, điều đó có nghĩa là thận của bạn không hoạt động tốt. Nếu bạn đi tiểu ít hơn, mặc dù vẫn uống cùng một lượng chất lỏng như bình thường, bác sĩ cũng có thể nghi ngờ bạn bị suy thận cấp.
Theo thời gian, suy thận cấp và mạn tính đều có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Thận lọc không chỉ chất lỏng mà còn cả chất điện giải như kali, canxi và phốt pho. Quá nhiều kali trong máu có thể gây hại cho tim mạch.
Vì lý do này, suy thận cấp và mạn tính nếu không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề như:
Nếu những triệu chứng này xảy ra cùng với bệnh tật hoặc chấn thương, bác sĩ thường nghi ngờ thận của bạn không hoạt động như mong đợi. Để chẩn đoán suy thận mạn tính, bác sĩ sẽ đánh giá các các dấu hiệu tổn thương thận trong 3 tháng trở lên và sử dụng xét nghiệm tốc độ lọc cầu thận (GFR). Đây là một xét nghiệm máu đơn giản có thể đánh giá chức năng thận.
Tốc độ lọc cầu thận GFR dựa trên yếu tố:
GFR thấp hơn có nghĩa là chức năng thận yếu hơn.
Ý nghĩa của tốc độ lọc cầu thận
Điều trị suy thận cấp tính và mạn tính
Phương pháp điều trị suy thận cấp tính là giải quyết bất kỳ nguyên nhân nào gây ra lỗi. Một số nguyên nhân như mất nước và mất máu, có thể khắc phục được. Những nguyên nhân khác như tổn thương thận do thuốc hoặc chất độc hại, không thể đảo ngược.
Bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một lượng chất lỏng nhất định để xem lượng nước tiểu của bạn có tăng lên không. Nếu các nguyên nhân trước thận dẫn đến suy thận cấp, cơ thể sẽ “phản ứng” và tăng lượng nước tiểu.
Đọc thêm bài viết: Dinh dưỡng và bệnh thận mạn tính
Sau khi test chất lỏng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngừng dùng các thuốc gây hại cho thận của bạn. Các bác sĩ cũng có thể kê toa các phương pháp điều trị sau:
Càng sớm phát hiện và điều trị suy thận cấp, bạn càng có cơ hội ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn.
Đối với suy thận mạn tính, các phương pháp điều trị là điều trị các bệnh lý nền như huyết áp cao và tiểu đường. Ở bệnhnhân suy thận giai đoạn cuối có thể cần lọc máu hoặc ghép thận.
Tiên lượng những người bị suy thận cấp tính và mạn tính
Suy thận cấp tính là nguyên nhân cơ bản của khoảng 1% trong số tất cả các trường hợp nhập viện ở Hoa Kỳ. Khoảng hai phần ba của tất cả những người trong phòng chăm sóc đặc biệt bị suy thận cấp tính. Hầu hết suy thận cấp có thể phục hồi bằng cách điều trị nguyên nhân cơ bản. Nhưng một số người có thể tiến triển thành suy thận mạn tính. Tình trạng suy thận mạn tính còn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề huyết áp, tim mạch và các bệnh mạn tính không lây khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phì đại tiền liệt tuyến lành tính có gây suy thận không?
Thông qua bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ cũng bạn đi sâu vào tìm hiểu MK4 và MK7, so sánh các đặc tính và tác dụng của chúng, để giúp xác định lựa chọn loại Vitamin K2 tối ưu để kết hợp cùng Vitamin D3, giúp tối ưu hóa tác động đối vớisức khỏe của trẻ em.
Vitamin K2 (Menaquinone) quan trọng với sức khỏe của xương, có trong sữa, thực phẩm lên men và các sản phẩm từ động vật.
Canxi là chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của hệ xương, cơ, thần kinh, nội tiết của cơ thể. Thiếu hụt Canxi ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Tiêm vaccine cúm là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh cúm. Tiêm vaccine cúm trong thời kỳ mang thai được khuyến nghị giúp bảo vệ cả mẹ và em bé khỏi bệnh cúm.
Tại Việt Nam, xu hướng tiêu dùng thực phẩm bền vững tốt cho sức khỏe và môi trường đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, để điều này trở thành hiện thực cần sự thay đổi nhận thức và hành động cụ thể của cả cộng đồng.
Vitamin D3 từ lâu đã được biết đến với vai trò quan trọng trong việc đảm bảo bộ xương chắc khỏe và phát triển chiều cao tối ưu. Không chỉ như vậy, những khám phá khoa học trong nhiều năm trở lại đây ngày càng làm sáng tỏ vai trò lớn hơn của Vitamin D3, đặc biệt là trong việc củng cố hệ thống miễn dịch.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.