Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tại sao nước tiểu của bạn có màu sẫm?

Nếu bạn lo lắng vì nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra lí do nhé:

Nước tiểu thường có màu gì?

Nước tiểu thông thường có màu vàng rơm đến vàng. Nước tiểu sẫm màu hơn có thể có nhiều màu khác nhau, nhưng thường là nâu, vàng đậm hoặc màu hạt dẻ.

Nước tiểu được sản xuất trong thận. Khi bạn uống nước hoặc ăn thức ăn, nước sẽ đi từ hệ tiêu hóa, vào hệ tuần hoàn và vào thận. Tại thận, nước từ thực phẩm sẽ được lọc để loại bỏ các chất thải và chất lỏng thừa qua nước tiểu. Niệu quản là ống nối thận với bàng quang. Bàng quang thải nước tiểu qua niệu đạo và ra ngoài.

Lý tưởng nhất là nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt. Điều này cho thấy bạn đang uống đủ nước. Nước tiểu tự nhiên có một số sắc tố màu vàng được gọi là urobilin hoặc urochrome. Nước tiểu càng sẫm màu thì càng có xu hướng cô đặc.

Nước tiểu sẫm màu thường gặp nhất là do mất nước. Tuy nhiên, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy nước tiểu có chứa các chất thải dư thừa, bất thường hoặc tiềm ẩn các mối nguy hiểm đang lưu thông trong cơ thể. Ví dụ, nước tiểu màu nâu sẫm có thể cho thấy bệnh gan do sự hiện diện của mật trong nước tiểu.

Nước tiểu có máu, hoặc có màu đỏ, là dấu hiệu của các vấn đề tiềm ẩn khác, bao gồm cả tổn thương trực tiếp đến thận. Nếu bạn có những triệu chứng này, điều quan trọng là phải đi khám.

Các chẩn đoán liên quan

Các tình trạng liên quan đến nước tiểu sẫm màu bao gồm:

  • viêm gan
  • tiêu cơ vân
  • xơ gan
  • viêm cầu thận
  • mất nước
  • tổn thương
  • tắc mật
  • sỏi mật
  • sỏi bàng quang
  • ung thư bàng quang
  • vàng da
  • bệnh gan
  • ung thư thận
  • ung thư tuyến tụy
  • bệnh sốt rét
  • bệnh thalassemia
  • rối loạn chuyển hóa porphyrias
  • tác dụng phụ của thuốc làm loãng máu
  • sỏi bàng quang hoặc thận

Tập thể dục quá sức cũng có thể góp phần làm cho nước tiểu sẫm màu. Tập thể dục cường độ cao có thể gây chấn thương cơ khiến cơ thể thải ra quá nhiều chất cặn bã. Kết quả dẫn đến việc nước tiểu có màu hồng hoặc màu nâu đen.

Đôi khi rất khó để phân biệt giữa nước tiểu sẫm màu do mất nước hoặc do các nguyên nhân khác. Nước tiểu sẫm màu do mất nước thường có màu hổ phách hoặc màu mật ong.

Nước tiểu sẫm màu do các nguyên nhân khác có thể có màu nâu hoặc đỏ. Một số người có nước tiểu gần giống như xi-rô. Đây là trường hợp do bị bệnh gan hoặc thận.

Nếu mất nước, bạn có thể có thêm các triệu chứng khác ngoài nước tiểu sẫm màu. Ví dụ như:

  • chóng mặt hoặc choáng váng
  • khô miệng
  • da khô
  • đau đầu
  • khát nước
  • táo bón

Nếu bạn uống thêm nước và nước tiểu của bạn trở nên nhạt hơn, thì có thể mất nước là nguyên nhân gây ra tình trạng nước tiểu sẫm màu của bạn.

Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nước tiểu

Đôi khi nước tiểu sẫm màu không liên quan gì đến quá trình hydrat hóa hoặc sức khỏe tổng thể. Thay vào đó, nó liên quan đến thứ bạn đã ăn hoặc uống hoặc loại thuốc bạn đã dùng.

Nếu nước tiểu của bạn có màu sẫm, hãy nghĩ lại những gì bạn đã ăn. Nếu bạn đã ăn củ cải đường, quả mọng, đại hoàng hoặc đậu răng ngựa, tất cả những thứ này đều có thể khiến nước tiểu của bạn có màu sẫm.

Một số loại thuốc có thể gây ra nước tiểu sẫm màu. Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn biết trước rằng đây là một tác dụng phụ có thể xảy ra. Một số ví dụ về các loại thuốc được biết đến với phản ứng phụ là làm nước tiểu sẫm màu bao gồm:

  • thuốc nhuận tràng có chứa lá phan tả diệp (senna)
  • thuốc hóa trị
  • rifampin
  • warfarin (thuốc làm loãng máu)
  • phenazopyridine

Khi nào nên gọi cho bác sĩ của bạn?

Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu bạn thấy có máu trong nước tiểu của mình hoặc thấy tình trạng nước tiểu sẫm màu không biến mất sau khi uống nước. Điều rất quan trọng là biết nguyên nhân chính xác của các triệu chứng của bạn.

Nếu bạn có nước tiểu sẫm màu kèm theo đau dữ dội, đặc biệt là ở lưng, bạn có thể bị sỏi thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Nếu bạn không thể gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc kèm theo buồn nôn, nôn mửa và sốt cao, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Dự phòng

Nếu màu nước tiểu của bạn là do các loại thuốc bạn dùng, bạn nên tiếp tục dùng chúng dựa trên kết quả của bạn. Luôn nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng về màu sắc nước tiểu của mình liên quan đến các loại thuốc bạn dùng. Bạn cũng có thể tránh các loại thực phẩm được biết là gây ra nước tiểu sẫm màu.

Nếu nước tiểu sẫm màu của bạn là do lượng nước không đủ, bạn nên bắt đầu uống nhiều nước hơn. Lý tưởng nhất là bạn nên đi tiểu ít nhất 3 cốc nước tiểu mỗi ngày và đi tiểu từ 4 đến 6 lần.

Hãy thử uống thêm một cốc nước sau khi thức dậy. Bạn có thể mua một thùng lớn để chứa nước và luôn mang theo một chai nước bên mình để đảm bảo rằng bạn luôn đủ nước. Tuy nhiên, nếu nước tiểu của bạn nhạt đến mức gần như trong, đây có thể là dấu hiệu bạn đang uống quá nhiều nước.

Bất kỳ thay đổi nào về màu sắc của nước tiểu không phải do ăn một số loại thực phẩm hoặc dùng một số loại thuốc nhất định phải được thông báo cho bác sỹ. Và liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy máu trong nước tiểu của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Đoán bệnh qua màu nước tiểu 

Hồng Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
  • 07/10/2024

    Những thực phẩm giàu vitamin D bậc nhất

    Bạn có biết Vitamin D rất quan trọng với sức khoẻ nhưng nhiều người lại thiếu hụt? Hãy cùng tìm hiểu những loại thực phẩm chứa hàm lượng vitamin D cao nhất, giúp bạn dễ dàng bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

  • 06/10/2024

    Quản lý bệnh viêm loét đại tràng

    Viêm loét đại tràng là một căn bệnh mạn tính, nhưng bạn có thể kiểm soát được và chung sống với căn bệnh này. Bác sĩ sẽ làm việc với bạn để tìm ra phương pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa chúng tái phát.

  • 05/10/2024

    Vitamin K1 và K2: trẻ sơ sinh nên bổ sung loại nào?

    Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, và tình trạng thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Vậy trong giai đoạn này, nên bổ sung vitamin K dưới dạng K1 hay K2 cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • 04/10/2024

    Tắm khoáng nóng có giúp giảm cân không?

    Việc ngâm mình trong một vùng nước tự nhiên ấm áp, với tiếng chim hót xung quanh và không khí trong lành bên ngoài có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Đôi khi một số người còn tin rằng tắm khoáng nóng giúp giảm cân. Vậy điều đó có đúng không? Cùng tìm hiểu câu trả lời và khám phá các lợi ích sức khỏe có thể có khi tắm khoáng nóng cùng Bác sĩ Dinh dưỡng VIAM nhé.

  • 03/10/2024

    Tại sao trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bổ sung vitamin D3?

    Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.

  • 02/10/2024

    Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm sau mưa lũ

    Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.

  • 02/10/2024

    Cần lưu ý gì khi tiêm vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết?

    Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.

  • 01/10/2024

    Tác động của Vitamin D với sức khỏe

    Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.

Xem thêm