- Loại da và tóc: Da dầu và tóc dầu cần gội thường xuyên hơn (có thể hàng ngày hoặc cách ngày), còn da và tóc khô, tóc thường thì gội 2-3 lần một tuần...
- Mức độ hoạt động thể lực: Người hoạt động thể chất nhiều hoặc người lao động chân tay trong môi trường nóng; sống trong môi trường ô nhiễm cần gội đầu khi thấy tóc "bí bết" để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn.
- Sản phẩm tạo kiểu: Nếu bạn sử dụng sản phẩm tạo kiểu tóc như gel, xịt... có thể cần gội đầu thường xuyên hơn (3-4 lần/tuần).
Gội đầu đúng tần suất có thể giúp giảm rụng tóc thông qua các cơ chế:
- Loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa: Da đầu tiết ra dầu tự nhiên để giữ ẩm cho tóc và da đầu. Tuy nhiên, nếu không được làm sạch thường xuyên, dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết và các sản phẩm tạo kiểu tóc có thể tích tụ trên da đầu. Sự tích tụ này có thể gây bít tắc lỗ chân lông, làm cản trở sự phát triển của tóc và gây viêm da đầu. Một da đầu không khỏe mạnh là môi trường không tốt cho sự phát triển của nang tóc, dẫn đến tóc yếu và dễ rụng hơn.
Gội đầu giúp loại bỏ những chất bẩn này, giữ cho da đầu sạch sẽ và thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nang tóc phát triển khỏe mạnh.
- Cải thiện lưu thông máu: Massage nhẹ nhàng da đầu trong quá trình gội giúp kích thích lưu thông máu đến các nang tóc. Việc tăng cường lưu thông máu đảm bảo rằng các nang tóc nhận được đủ oxy và dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và giảm nguy cơ rụng.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh về da đầu: Gội đầu thường xuyên giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm có thể phát triển trên da đầu do bụi bẩn và dầu thừa tích tụ. Một số bệnh về da đầu như viêm da tiết bã, nấm da đầu có thể gây ngứa, viêm, rụng tóc. Gội đầu đúng cách có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa các tình trạng này.
Tuy nhiên, gội đầu quá nhiều cũng dẫn đến rụng tóc, bởi điều này có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da đầu và tóc, dẫn đến khô xơ, yếu và dễ gãy rụng hơn
Đọc thêm tại bài viết sau: Gội đầu sai cách khiến tóc ngày càng xơ và chẻ ngọn
- Chọn dầu gội dịu nhẹ: Ưu tiên các loại dầu gội có thành phần tự nhiên, ít hóa chất mạnh. Chọn dầu gội và dầu xả phù hợp với loại tóc, da đầu. Tránh các sản phẩm chứa hóa chất mạnh có thể gây kích ứng, làm yếu tóc.
Cụ thể, không dùng các sản phẩm có chứa sulfate, paraben, silicone. Các thành phần có lợi như biotin, keratin, các loại thảo dược có thể hỗ trợ giảm rụng tóc, kích thích mọc tóc.
- Dùng dầu gội chuyên dụng: Nếu tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để lựa chọn dầu gội chuyên dụng chứa các hoạt chất điều trị.
- Gội đầu đúng cách: Làm ướt tóc kỹ bằng nước mát hoặc nước ấm, không dùng nước nóng. Lấy lượng dầu gội vừa đủ, tạo bọt dầu gội trong lòng bàn tay trước khi thoa lên tóc. Gội nhẹ nhàng, massage da đầu bằng đầu ngón tay theo chuyển động tròn trong khoảng 2-3 phút để làm sạch bụi bẩn và kích thích tuần hoàn máu. Tránh dùng móng tay cào mạnh da đầu. Xả sạch dầu gội và sử dụng dầu xả ở phần thân và đuôi tóc.
- Sử dụng dầu xả đúng cách: Dầu xả giúp tóc mềm mượt, dễ chải và giảm gãy rụng tóc. Chỉ thoa dầu xả ở phần thân và ngọn tóc, tránh thoa trực tiếp lên da đầu để tránh bí nhờn, bít tắc lỗ chân lông. Xả sạch dầu xả sau vài phút.
- Thấm khô tóc nhẹ nhàng: Không vò mạnh tóc khi lau khô, thay vào đó, dùng khăn mềm thấm nhẹ nhàng nước từ chân đến ngọn tóc.
Kết hợp dùng thảo dược làm nước gội đầu giúp ngăn ngừa rụng tóc...
- Gội đầu bằng nước bồ kết: Bồ kết chứa saponin có khả năng làm sạch tóc và da đầu tự nhiên, đồng thời giúp tóc đen mượt, giảm rụng. Có thể đun bồ kết với nước hoặc sử dụng các sản phẩm dầu gội chiết xuất từ bồ kết.
- Gội đầu bằng nước lá hương nhu: Hương nhu có tác dụng kích thích mọc tóc và giảm rụng tóc, có thể đun lá hương nhu với nước để gội đầu.
- Massage da đầu với tinh dầu: Sau khi gội đầu và tóc còn ẩm, có thể massage nhẹ nhàng da đầu với một vài giọt tinh dầu như tinh dầu hương thảo, tinh dầu bạc hà, tinh dầu bưởi để kích thích tuần hoàn máu và nang tóc.
- Sử dụng nước ép hành tây: Nước ép hành tây được cho là có khả năng kích thích mọc tóc và giảm rụng tóc, có thể thoa nước ép hành tây lên da đầu trước khi gội khoảng 30 phút.
Lưu ý: Việc giảm rụng tóc cần thời gian và sự kiên trì. Hãy áp dụng các phương pháp này đều đặn.
Nếu rụng tóc quá nhiều, cần xác định nguyên nhân rụng tóc. Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân như di truyền, căng thẳng, chế độ ăn uống thiếu chất, thay đổi nội tiết tố, bệnh lý... Nếu tình trạng rụng tóc nghiêm trọng, nên tìm đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Ngoài ra cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mái tóc khỏe mạnh.
Bằng cách gội đầu đúng cách và kết hợp các biện pháp chăm sóc tự nhiên, bạn có thể giúp giảm thiểu tình trạng rụng tóc và nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh hơn.
Đọc thêm tại bài viết sau: Bí quyết ủ tóc, gội đầu bằng giấm táo giảm rụng và dưỡng tóc
Để giải độc thận, một chế độ ăn uống thông minh là chìa khóa. Ưu tiên thực phẩm tươi, giảm đồ ăn chế biến sẵn và nước ngọt để bảo vệ 'bộ lọc' quan trọng của cơ thể.
Trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu là những sự kiện tiêu cực xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 17 tuổi. Những trải nghiệm tiêu cực này ảnh hưởng đến não bộ và sức khỏe của trẻ khi chúng lớn lên thành người trưởng thành và gây nên các vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc các bệnh lý mãn tính. Đọc bài viết sau để hiểu thêm về các vấn đề mà trẻ có thể gặp phải lúc trưởng thành khi có các trải nghiệm tiêu cực thời thơ ấu!
Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.
Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.
Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.
Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.
Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.
Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.