Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách tẩy tế bào chết da đầu cho mái tóc chắc khỏe

Da đầu khỏe mạnh là chìa khóa cho một mái tóc đẹp. Vì vậy, việc chăm sóc tóc không thể thiếu bước tẩy tế bào chết cho da đầu sạch sẽ và thông thoáng.

Da đầu cũng cần thường xuyên để giúp mái tóc của bạn luôn được khỏe mạnh.

Các dạng tẩy tế bào chết da đầu thông dụng

Tẩy tế bào chết da đầu có công dụng và cơ chế tương tự các sản phẩm dành cho da mặt hay toàn thân. Da đầu của bạn là nơi tích tụ bụi bẩn, dầu nhờn, tế bào chết và các sản phẩm chăm sóc tóc khác. Các tác nhân này có thể gây nổi mụn da đầu hoặc tắc nghẽn nang tóc. Tóc cũng thường bị xẹp, thiếu sức sống nếu da đầu tích tụ quá nhiều gàu, hóa chất.

Các sản phẩm tẩy tế bào chết da đầu cũng được chia làm 2 dạng:

Tẩy tế bào chết vật lý

Có thể là dụng cụ như lược, bàn chải tóc hoặc các nguyên liệu như muối, đường, đất sét, than hoạt tính. Lực ma sát giúp lấy đi các tế bào da chết, bụi bẩn, dầu nhờn bám trên da đầu.

Tẩy tế bào chết hóa học

Tẩy tế bào chết định kỳ giúp da đầu và chân tóc sạch sẽ, thông thoáng

Tẩy tế bào chết định kỳ giúp da đầu và chân tóc sạch sẽ, thông thoáng.

Dầu tràm trà, acid glycolic, acid lactic, acid salicylic, kẽm và selen sulfide là các thành phần hoạt chất có thể phá vỡ liên kết giữa các tế bào, nhờ đó có thể dễ dàng rửa trôi da chết, vảy gàu, bụi bẩn tích tụ ở da đầu.

Nhờ tẩy tế bào chết đều đặn, tóc mọc ra khỏe hơn, bồng bềnh, bóng mượt và cũng dễ tạo kiểu hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy da đầu thông thoáng, giảm ngứa ngáy sau khi vệ sinh sạch sẽ. Tuy vậy, tẩy tế bào chết không thể kích thích mọc tóc. Bước chăm sóc này chỉ có thể gián tiếp giúp bạn khắc phục các vấn đề liên quan đến tình trạng rụng tóc (do gàu, vảy nến da đầu, bít tắc nang tóc).

Cách sử dụng tẩy tế bào chết phù hợp với tình trạng da đầu

Da đầu là vùng da mỏng manh và nhạy cảm. Vì vậy, khi mới sử dụng tẩy tế bào chết, bạn nên thực hiện với tần suất 1-2 tuần mới dùng một lần. Khi da đã quen dần, bạn có thể tăng tần suất lên 2 lần/tuần.

Tẩy tế bào chết nên được thực hiện trên da đầu đã được gội sạch, còn ướt. Dù dùng lược gội đầu hay các sản phẩm có hạt, hóa chất, bạn nên xoa và massage nhẹ da dầu theo chuyển động tròn. Sau đó, xả thật sạch với nước và dùng thêm dầu xả nếu cần.

Làm ướt da đầu, sau đó massage nhẹ nhàng với sản phẩm tẩy tế bào chết

Làm ướt da đầu, sau đó massage nhẹ nhàng với sản phẩm tẩy tế bào chết.

Da đầu sau mỗi lần làm sạch sâu thường nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương trước tia UV trong ánh nắng. Bạn nên đội mũ, nón dày khi hoạt động ngoài trời.

Bạn có thể lựa chọn tẩy tế bào chết phù hợp với nhu cầu cải thiện tình trạng tóc và da đầu hiện tại:

- Da dầu: Người có da đầu tiết nhiều dầu nhờn, hay bết tóc nên sử dụng các sản phẩm chứa acid salicylic giúp loại bỏ dầu thừa.

- Da khô: Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, chứa thành phần dưỡng ẩm như dầu dừa phù hợp hơn cả.

- Da kích ứng: Trong trường hợp da đầu ngứa ngáy, viêm do nấm, bạn có thể tìm tới sản phẩm chứa tinh dầu tràm trà, giấm táo… giúp làm dịu da, kiểm soát vi khuẩn, vi nấm trên da đầu.

- Tóc mảnh: Người có mái tóc mỏng, sợi mảnh nên tránh dùng sản phẩm chứa dầu dễ làm xẹp tóc. Nên chọn tẩy tế bào chết chứa hạt đường mịn.

- Tóc nhuộm: Người đang nhuộm tóc nên tránh sử dụng sản phẩm chứa hóa chất sulfate hoặc paraben. Tẩy tế bào chết chứa muối hạt mịn hoặc keratin có thể giúp nuôi dưỡng tóc hư tổn.

Hạn chế dùng tẩy tế bào chết trong trường hợp: Da đầu nhạy cảm hoặc bị chàm eczema; Da đầu đang nhiễm trùng hoặc có vết thương hở; Có chấy. Người đang mắc các vấn đề da liễu cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được sản phẩm chăm sóc tóc phù hợp nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Mách bạn 4 cách chăm sóc cho da đầu khỏe mạnh.

Quỳnh Trang - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm