Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mách bạn cách cải thiện bệnh vảy nến da đầu hiệu quả

Ngứa da đầu là triệu chứng phổ biến của người mắc vảy nến da đầu. Điều này khiến người bệnh phải gãi nên dễ gây nhiễm trùng và nhiều biến chứng khác. Vậy cách cải thiện vảy nến da đầu thế nào?

Vảy nến da đầu gây khó chịu ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.

Bệnh vảy nến da đầu là một rối loạn da phổ biến, nó có thể trông khác nhau trên mỗi tông màu da. Nếu bạn có làn da sáng đến trung bình, vảy nến xuất hiện dưới dạng các mảng màu hơi đỏ nổi lên với các vảy trắng. Trên da sẫm màu hơn, các mảng có thể có màu tím và vảy màu xám. Bệnh có thể xuất hiện thành từng mảng, khắp đầu hoặc lan ra trán, sau gáy hoặc phía sau và bên trong tai của bạn.

Bệnh vảy nến da đầu không lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên, đến nay chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này. Các bác sỹ tin rằng, vảy nến da đầu có thể do hệ thống miễn dịch và di truyền.

Theo Tổ chức Bệnh vảy nến Quốc gia Hoa Kỳ (NPT), có khoảng 1 nửa trong số 7,5 triệu người mỹ mắc bệnh vảy nến là vảy nến da đầu. Thông thường, bệnh sẽ ở thể nhẹ và không đáng quan ngại. Nhưng nó cũng có thể gây ngứa dữ dội, khiến người bệnh phải gãi nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày. Đó là chưa kể đến gãi nhiều còn dẫn đến nhiễm trùng da và rụng tóc.

Triệu chứng nhận biết bệnh vảy nến da đầu

Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ xuất hiện các vảy nhẹ, mịn trên da đầu. Trường hợp nặng, bạn có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Các mảng da sần sùi có vảy, đỏ hoặc tím
  • Vảy màu trắng bạc hoặc xám, bong tróc như gàu
  • Da đầu khô, ngứa, nóng rát hoặc đau nhức

Bản thân bệnh vảy nến da đầu không gây rụng tóc, nhưng khi gãi nhiều hoặc gãi mạnh vào các nốt vảy, điều trị khắc nghiệt và căng thẳng đi kèm với tình trạng này có thể dẫn đến rụng tóc tạm thời. May mắn thay, tóc của bạn thường mọc trở lại sau khi bệnh được cải thiện.

Cải thiện bệnh vảy nến da đầu như thế nào?

Mặc dù không có cách điều trị vảy nến da đầu triệt để, nhưng một số biện pháp dưới đây sẽ giúp làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

Thuốc bôi tại chỗ

Cách đầu tiên là sử dụng thuốc bôi tại chỗ. Bạn có thể lựa chọn và mua một số sản phẩm phù hợp từ các quầy thuốc. Các sản phẩm này thường chứa một trong hai loại hóa chất được FDA phê chuẩn là: Acid salicylic và nhựa than (coal tar).

Thuốc bôi tại chỗ là một trong những cách giảm triệu chứng bệnh hiệu quả

Thuốc bôi tại chỗ là một trong những cách giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Một số loại thuốc đặc trị vảy nến sẽ cần được bác sĩ chỉ định gồm: Anthralin; Thuốc chống vi trùng (điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm men có thể đi kèm với bệnh vảy nến da đầu); Calcipotriene (một dẫn xuất mạnh của vitamin D); Calcipotriene và betamethasone dipropionate (dẫn xuất vitamin D kết hợp với steroid mạnh); Một số loại Steroid bôi tại chỗ khác; Tazarotene (dẫn xuất của vitamin A).

Để phát huy hiệu quả, những loại thuốc đặc trị vảy nến da đầu phải bôi trực tiếp lên da đầu chứ không chỉ thoa ngoài phần tóc. Ngoài ra, việc lưu trữ kem dưỡng ẩm da hoặc thuốc mỡ trong tủ lạnh trước khi sử dụng sẽ tăng thêm hiệu quả.

Bạn cũng cần kiên trì thực hiện theo các hướng dẫn chính xác trên bao bì, hoặc toa thuốc của bác sĩ. Thông thường da của bạn sẽ lành lại sau 8 tuần. Khi triệu chứng vảy nến đã biến mất, bạn có thể ngăn chặn bệnh tái phát bằng cách gội đầu thường xuyên hoặc 2 lần/tuần với dầu gội dược liệu có thành phần coal tar hoặc các hóa chất khác kể trên.

Quang trị liệu tại phòng khám

Nếu bạn mắc bệnh vảy nến da đầu nhẹ ở một vài khu vực, bác sĩ da liễu có thể xem xét tiêm steroid trực tiếp vào vùng đó. Trong trường hợp không đáp ứng với những cách điều trị vảy nến da đầu tại chỗ, liệu pháp quang trị liệu bằng nguồn sáng laser hoặc không laser có thể hữu ích.

Nếu có mái tóc mỏng, hoặc nam giới cạo đầu trọc, bác sĩ thường khuyên người bệnh ra ngoài dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian ngắn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Thực phẩm giúp kiểm soát bệnh vẩy nến trong mùa Đông.

Lê Tuyết - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm